năng tên là Nhiên liệu Ăn kiêng Tối tân (Ultimate Diet Fuel), Nhiên liệu
Yohimbe (Yohimbe Fuel) và Chớp nhoáng: Hệ thống Nhiên liệu dành cho
Cơ thể của Tim Brown (Blitz: Tim Brown’s Body Fuel System). Khó mà có
thể thuận mã hơn được nữa.
Mật mã cũng mang lại cơ hội khổng lồ cho nền công nghiệp thực phẩm
nhằm khai thác sâu hơn quan điểm xem thức ăn như nhiên liệu cấp nguồn
cho cỗ máy – cơ thể của người Mỹ. Vì chúng ta sử dụng những cỗ máy đó
cho những mục đích khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày
và các chất dinh dưỡng cũng như vitamin khác nhau giúp chúng ta làm
được những nhiệm vụ nào đó (vitamin B cung cấp năng lượng, chất béo có
lợi cho chức năng não bộ, ma-giê giảm bớt căng thẳng, v.v.), thì một công
ty thực phẩm đóng gói bán sản phẩm của mình như nhiên liệu cho một loại
hoạt động cụ thể (ví dụ, một loại ngũ cốc có công thức giúp bạn khởi đầu
ngày mới, loại khác mà bạn có thể ăn trước khi tập thể thao và loại thứ ba
để bạn có thể ăn nhẹ trước khi làm bài tập về nhà) sẽ thuận mã theo một
cách đột phá.
Hai lon thì tốt hơn một
Làm sao và khi nào một người hằn sâu dấu ấn về một nguyên mẫu gây ảnh
hưởng tới sức mạnh và ý nghĩa của nguyên mẫu đó. Thời điểm hằn sâu dấu
ấn về rượu trong nền văn hóa của chúng ta và nền văn hóa Pháp mang đến
một cách hấp dẫn để nhìn thấy điều này trong thực tế.
Như đã đề cập trong phần trước của cuốn sách này, mặc dù người Pháp
không cho trẻ con uống nhiều rượu bia nhưng họ cho chúng tiếp xúc với đồ
uống có cồn (cụ thể là rượu vang) từ rất sớm, chúng có thể uống một ngụm
hoặc nhúng bánh quy vào cốc sâm panh. Họ dạy con mình rằng rượu vang
làm tăng hương vị cho món ăn và rượu vang lâu năm và ít cồn là tốt nhất
bởi cồn làm giảm vị của rượu vang.
Với lịch sử không uống rượu mạnh mẽ của mình (đây là một trong số ít
các nền văn hóa phương Tây từng có lệnh cấm tiêu thụ rượu đối với mọi
công dân), người Mỹ nhìn chung thường tuyệt đối không cho trẻ con tiếp