Điều gì đã khiến những người như Norman Cousins và Mike
Jetter, cả những nhân vật mà ta đã gặp trong Phần Một của quyển
sách này, có thể duy trì sự tích cực khi phải đối mặt với những hoàn
cảnh quá sức éo le như vậy? Bất kể cuộc sống xô đẩy như thế nào,
họ vẫn luôn giữ vững niềm tin vào tương lai, họ trông đợi kết quả
tốt đẹp và họ thường nhận được kết quả tốt đẹp. Nhưng điều gì
khiến con người ta lạc quan? Phải chăng tính lạc quan được kết nối
trong chúng ta thông qua gen di truyền? Hay đó là thứ mà ta có được
nhờ học hỏi? Quan trọng hơn cả, trong quá trình xem xét cách thức mà
tính lạc quan và những suy nghĩ tích cực hình thành nên cuộc sống
chúng ta, cụ thể hơn, là bằng cách nào mà nó có thể giúp ta vượt qua
khó khăn để tìm ra mặt phải ngay cả trong nghịch cảnh, thì chúng ta
phải đặt ra câu hỏi “Mình có thể học cách để trở nên lạc quan hơn
không?”
Trước khi tìm ra lời đáp cho những câu hỏi này, bài trắc nghiệm
mức độ lạc quan và bi quan của bạn dưới đây có thể khá thú vị. Các
khoa tâm lý của nhiều trường đại học trên toàn thế giới dùng bảng
câu hỏi ngắn gọn và đơn giản đến mức đáng kinh ngạc này để đo
lường tính lạc quan. Bảng câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn thật sự biết
mình lạc quan hay bi quan đến mức nào.
Trước khi bạn bắt đầu làm bài kiểm tra, hãy nhớ rằng không có
câu trả lời nào “đúng” hay “sai”. Hãy thành thật và chính xác hết mức
có thể trong khi trả lời từng câu hỏi, và hãy trả lời dựa trên cảm xúc của
riêng bạn, hơn là cố gắng đưa ra câu trả lời mà bạn nghĩ mình nên
chọn, nếu không bạn chỉ tốn thời gian vô ích.
Trong mỗi câu hỏi, bạn có thể chọn một trong năm phương án trả
lời thích hợp, mỗi phương án ứng với một giá trị số:
Hoàn toàn đồng ý
= 4
Đồng ý
= 3