MẶT PHẢI - ĐI TÌM NHỮNG CƠ HỘI TIỀM ẨN TRONG CUỘC SỐNG - Trang 46

nghĩa là khó khăn đó không thể tránh khỏi.” Nếu có thể tránh được
khó khăn, thì điều khôn ngoan nhất nên làm lúc đó là tránh nó đi.
Cắn răng chịu đựng nỗi đau không đáng có, theo Frankl, thì chẳng
khác nào “cam chịu chứ không phải anh hùng”. Điều này nghe có vẻ
hiển nhiên nhưng rất đáng để ta tìm hiểu thêm. Khi một người đàn
ông được gọi là “Wendell” đến từ vùng Đông Nam Hoa Kỳ xuất
hiện trong chương trình Jerry Springer trên chiếc xe lăn với đôi
chân cụt, rõ ràng là đối với khán giả thì chẳng có ý nghĩa gì nhiều
trong nỗi khổ hạnh của ông. Wendell là một người đàn ông vạm vỡ,
trên người đầy những hình xăm. Khi được hỏi vì sao ông mất đi đôi
chân, Wendell nói rằng một ngày nọ, ông không thích chúng nữa và
quyết định cắt bỏ chúng. Ai xem cũng phải nghi ngờ rằng Wendell
có vấn đề về thần kinh. Việc ông ta mặc váy, trang điểm và đổi
tên mình thành Sandra cũng chẳng giúp ích được gì! Không ai thấy
hành động tự chặt chân này có chút ý nghĩa nào, cũng không mang lại
lợi ích gì. Vậy mà, thật trớ trêu, Wendell nói rằng mình ngủ ngon
hơn khi không có chân.

LẠC QUAN CÓ PHẢI LUÔN LÀ SỰ LỰA CHỌN
TỐT NHẤT?

“Hãy là người lạc quan – ít nhất cho đến khi muôn loài ngấp

nghé bờ diệt vong.”

Anon

Dù tính cách lạc quan mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống

chúng ta, nhưng đôi khi lạc quan không đúng lúc chẳng mang lại
điều gì cả. Giáo sư Martin Seligman phát biểu, “Trong trường hợp
bạn phải trả giá đắt cho thất bại thì lạc quan có thể là một chiến
lược sai lầm. Nếu bạn lên kế hoạch cho một tương lai mạo hiểm và
bấp bênh thì sự lạc quan chẳng có giá trị gì.” Seligman cảnh báo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.