CÓ GÌ THAY THẾ ĐƯỢC MẶT PHẢI KHÔNG?
“Cuộc sống luôn thay đổi. Còn phát triển hay không là tùy vào
bạn. Hãy lựa chọn sáng suốt.”
Karen Kaiser Clark
Khi đối mặt với khó khăn, thất bại hay nghịch cảnh, có hai lựa
chọn: hoặc chúng ta bắt đầu tìm kiếm mặt phải và xây dựng tương
lai, hoặc chúng ta giậm chân tại chỗ và bám víu vào những ký ức trong
quá khứ. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, mặt phải cho ta hy vọng,
nếu không có nó, chúng ta sẽ có nguy cơ vướng vào một thứ gọi là
“Vòng xoáy tiêu cực”.
Vòng xoáy tiêu cực không xa lạ gì với những người bị chẩn đoán
mắc các căn bệnh suy nhược hay đe dọa tính mạng. Nhiều người bị
chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chứng đa xơ cứng hay bệnh AIDS
thường xem lời chẩn đoán như bản án tử hình. Khi biết về tình
trạng của mình, những cảm xúc bi quan có thể đẩy họ vào vòng xoáy
tiêu cực của sự tuyệt vọng và trầm cảm ngày một tăng lên.
Khi vòng xoáy này biến thành rơi tự do thì cũng là lúc hoàn cảnh
trở nên trầm trọng hơn, châm ngòi cho những hành vi tự hủy hoại và
càng lúc càng dìm người ta xuống vực thẳm buồn đau.
Các báo cáo cho thấy những người bị vướng vào vòng xoáy tiêu
cực thường tìm đến cái chết chỉ sau một khoảng thời gian cực
ngắn. Bằng việc học cách trở nên lạc quan và tìm kiếm mặt phải,
bệnh nhân sẽ tận hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn và sống lâu
hơn. Bằng cách tự chăm sóc bản thân, tuân theo chế độ điều trị,
kiểm soát chế độ ăn uống, khám phá các phương pháp điều trị
thay thế và bổ sung, thì ngay cả những bệnh nhân bị chẩn đoán
nhiễm HIV dương tính cũng có thể kéo dài cuộc sống và với những