MẶT PHẢI - ĐI TÌM NHỮNG CƠ HỘI TIỀM ẨN TRONG CUỘC SỐNG - Trang 47

rằng khi ta biết trước cái giá đắt của sự thất bại, thì tính lạc quan
cần được cân nhắc thận trọng. Ông nói, “Việc một phi công quyết
định có rã băng máy bay một lần nữa hay không, hay một người mới
tiệc tùng bù khú quyết định có nên lái xe về nhà trong lúc say xỉn
hay không, thì đừng nên lạc quan. Tỉ lệ rủi ro quá cao.”

Lạc quan cũng không phải là một chiến lược tốt khi bạn ngồi

vào sòng bạc (trừ khi bạn muốn đếm bài) bởi sau cùng thì định luật
xác suất chứng minh rằng nhà cái sẽ luôn luôn thắng. Ngay cả một
người lạc quan hăng hái nhất vẫn sẽ thua.

Giáo sư Susan Segerstrom cũng đưa ra cùng một lời khuyên.

Người lạc quan có khuynh hướng kiên trì, nhưng có những lúc, bỏ
cuộc lại là lựa chọn tốt hơn. Bà đưa ra ví dụ về một người đàn ông
cố gắng có được một buổi hẹn hò với người phụ nữ mà anh yêu
thích, nhưng cô ấy không đáp lại tình cảm của anh. Bà nói rằng,
người đàn ông đó có thể ngỏ lời mời cô ấy hai, ba thậm chí bốn
lần, nhưng đến một lúc nào đó, nếu cô ấy tiếp tục tỏ ra không
hứng thú, thì anh ấy nên bỏ cuộc đi là vừa – hy vọng còn kịp trước
khi đối tượng anh ta để ý xin tòa cấp lệnh bắt giữ anh ta.

Về cơ bản, Segerstrom khuyên ta nên xem xét sự tương quan giữa

cơ hội thành công và cái giá của thất bại. Nếu cơ hội thành công là
rất ít mà hậu quả của việc thất bại lại quá cao, thì lựa chọn tốt
nhất là chấp nhận bỏ cuộc. Người lạc quan thường đạt được những
thành quả to lớn vì họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đầu tư mọi
nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, nhưng cần cân đo đong đếm
mức độ mạo hiểm và cái giá phải trả nếu thất bại xảy ra. Trong thời
điểm đen tối hay rủi ro nghiêm trọng, ta cũng nên làm theo châm
ngôn Ả Rập: Hãy tin tưởng Thượng đế, nhưng nhớ cột chặt những
con lạc đà của bạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.