đời của em, em đã tìm ra trên mạng một số thông tin tài liệu.
- Tài liệu nói về cái gì thế?
- Tài liệu nói về ký ức được di truyền, em in trong mạng ra đây. Trước đây
em có đọc một số bài viết này đã làm cho em suy nghĩ mãi. Em tự hỏi nếu
em cố tìm trong mạng Internet, chắc em sẽ tìm được tài liệu nói về vấn đề
này. – Cô mở tờ giấy ra để đọc.
- Tài liệu nói sao?
Cô nhìn qua phía chỗ ngồi của tài xế. cô hỏi:
- Có bao giờ anh đọc những chuyện nói về người được ghép cơ quan nội
tạng chưa? Call liếc nhìn cô, hai tay to tướng ôm chặt tay lái bọc da.
- Ghép cơ quan nội tạng thì có liên quan quái gì đến ký ức?
- Này nhé, giả dụ anh được ghép tim đi. Người nhận tim thỉnh thoảng có
những thay đổi về cá tính. Trước đây anh ta ghét bơ đậu phộng thì nay anh
ta lại rất thích. Lý do là người cho tim thích bơ đậu phộng. Người nhận tim
bây giờ có thêm DNA khác, khiến cho họ thay đổi tính tình.
- Vậy em nói… sao?
- Em nói nếu đã có tình trạng chất DNA của người cho tim gây cho người
nhận tim sở thích ăn bơ đậu phộng, thì có thể chất DNA mà mình đã nhận
của người khác cũng khiến cho mình quan tâm đến những việc khác… như
việc đổ xô đi tìm vàng… vì người cho DNA – một trong số tổ tiên của em –
đã đến Yukon tìm vàng.
- Thế không có nghĩa là em sẽ có cùng ký ức.
Cô nhìn xuống tờ giấy.
- Anh có biết những con bê mới sinh không chịu bước qua một đám đường
vạch sơn màu giống con chó chăn bò, mặc dù chúng chưa bao giờ thấy con
chó chăn bò không? Hay là một con mèo,mặc dù không có mẹ nó dạy bảo,
nó vẫn biết cách chải lông rửa ráy cho nó không?
- Đấy là bản năng, chứ không phải là ký ức.
- Bài báo cho rằng trí nhớ di truyền và bản năng là một, giống nhau. Chất
DNA được xem như ống dẫn dùng truyền lại cho hậu thế trí nhớ di truyền.
bài viết nói rằng chúng ta truyền cho con cháu nhiều thứ chứ không phải
màu mắt và màu tóc thôi, mà vào khoảng 40% của ta di truyền lại cho con