nông phu trên đất của mình. Đó là lý do người đàn bà đó có thể quyến rũ
ông…. Ôi, ôi, sao thảo dân lại nói những chuyện vô nghĩa này!”
Nghê Kỳ vỗ tay và bảo gia nhân đem thêm trà. Địch Công lặng lẽ vuốt râu.
Ông nghĩ vị gia chủ này là một người vô cùng tinh khôn. Hắn nói nhiều mà
gần như chẳng nói gì.
Trong khi Nghê Kỳ cứ liên tục nói những câu ngây ngô như trẻ con về khí
hậu khắc nghiệt của huyện Lan Phường, Địch Công chậm rãi nhấp trà. Bất
chợt, ông hỏi, “Nghê Tuần phủ vẽ tranh ở nơi nào?”
Nghê Kỳ nhìn vị khách bằng ánh mắt hoang mang. Hắn chần chừ không
đáp, sau đó xoa cằm rồi trả lời, “Gia phụ không hẳn là một danh họa… Để
thảo dân xem nào. Đúng rồi, gia phụ vẽ tranh ở một tòa tiểu đình phía sau
trang viên ở ngoại thành. Một nơi rất đẹp, ngay phía sau khu vườn, gần lối
vào mê cung. Thảo dân tin rằng án thư lớn mà gia phụ dùng để ngồi vẽ vẫn
còn đó. Ít nhất là nếu lão môn đinh có chăm chút cho nó. Đại nhân biết đấy,
những gia nhân già như vậy…”
Địch Công đứng dậy. Nghê Kỳ một mực mời ông ở lại thêm. Hắn lại định
kể thêm một câu chuyện rắc rối nữa. Khó khăn lắm Địch Công mới có thể
cáo biệt gia chủ.
Hồng Sư gia đang đợi ông ở chỗ người gác cổng. Hai người trở lại huyện
nha. Địch Công vừa ngồi xuống bên án thư đã buông tiếng thở dài. Ông
than thở, “Tên Nghê Kỳ này thật khiến người ta mệt mỏi!”
“Đại nhân có khám phá ra điều gì mới không?”
“Không, nhưng Nghê Kỳ có nói ra đôi ba điều có vẻ quan trọng. Ta không
lấy được mẫu thủ bút nào của Nghê Tuần phủ để so sánh với bản chúc thư
mà Đào Cam tìm được trong cuộn tranh. Nghê Kỳ khẳng định thân phụ
mình đã ra lệnh đốt hết những văn thư viết tay sau khi ông ấy qua đời. Ta
nghĩ có thể các bằng hữu của Nghê Thọ Kiền ở huyện Lan Phường có thể