Ngô Phong đã tổ chức tang lễ vô cùng chu đáo, y một mực đòi tự mình lo
liệu mọi phí tổn. Chàng họa sư đã thay đổi thành người khác. Y thề sẽ bỏ
rượu, một quyết định đã đẩy y vào cuộc cãi vã gay gắt với chủ quán của tửu
điếm Vĩnh Xuân. Chủ quán cho rằng quyết định bỏ rượu của y phản ánh
việc chất lượng quán của gã đã xuống thấp. Mọi đệ tử Lưu Linh của vùng
này đều buồn bã cho rằng mối bất hòa này chính là sự chấm dứt cho một
tình bằng hữu bền chặt.
Ngô Phong bán hết tranh và thuê một căn phòng nhỏ trong khuôn viên của
miếu Khổng Tử. Y chủ yếu dành thời gian nghiên cứu lại Tứ thư ngũ kinh,
chỉ ra ngoài khi đến thăm Phương Bộ đầu ở huyện nha gần đó. Hai người
có vẻ đã trở thành những bằng hữu tri kỷ, Ngô Phong thường ngồi đàm đạo
với Phương Chính hàng giờ ở túc xá của sai nha.
Một buổi chiều, khi Địch Công bơ phờ ngồi trong thư phòng xem lại những
văn thư thường lệ, Hồng Sư gia bước vào và trao cho ông một phong thư
lớn có gắn niêm phong.
“Đại nhân, thư này vừa được tín sứ từ kinh thành đưa đến!”
Địch Công rạng rỡ hẳn lên. Ông vội xé bì thư ra và hấp tấp đọc qua nội
dung bên trong.
Khi gập phong thư lại, ông gật đầu hài lòng. Gõ gõ ngón tay vào lá thư, ông
nói với Sư gia, “Đây là ý chỉ của triều đình về tội phản quốc của Nghê Kỳ,
vụ sát hại Đinh tướng quân và chuyện Lý thị hại người. Lão sẽ thấy hài
lòng khi âm mưu của đám Duy Ngô Nhĩ đã được xử lý, trong cuộc hội đàm
giữa Bộ Hộ và Khả Hãn Duy Ngô Nhĩ; huyện Lan Phường không còn lo bị
tấn công nữa! Ngày mai, ta sẽ khép lại các vụ án này. Sau đấy, ta mới được
thư thái!”
Hồng Sư gia không hiểu lắm câu sau cùng của Địch Công. Nhưng không để
lão kịp hỏi lại, ông lập tức ra lệnh chuẩn bị cho phiên thăng đường sáng