Tâm lý hành vi là môn khoa học đúc kết thói quen của đối tượng làm thí
nghiệm.
- Douglas Busch
Trong thời gian viết Mê hoặc, tôi đã đọc hàng chục cuốn sách về nghệ
thuật thuyết phục, gây ảnh hưởng, và chiêu dụ người khác. Nhiều sách trích
dẫn những nghiên cứu hành vi tâm lý con người để “cho thấy” tại sao ta
cần phải dùng nhiều kỹ thuật. Tôi đã đọc nhiều bài nghiên cứu và báo cáo,
và đã học được một vài điều:
Trong nhiều nghiên cứu, sinh viên đại học là đối tượng thí nghiệm.
Nếu không phải là sinh viên thì là chuột cống hay chuột nhắt. Họ (sinh
viên đại học) đại diện một phần nhỏ của số đông, và kiếm ra được vài
đồng hay nhận được tín chỉ đã là động lực cho họ rồi. Kết quả từ các
nghiên cứu này có thể áp dụng trong thế giới thực, nhưng bạn không
nên giả thuyết điều này luôn đúng.
Các nhà khoa học tìm kiếm một sự khác biệt “đáng kể về số liệu” giữa
một nhóm được kiểm soát và một nhóm thí nghiệm, một sự khác biệt
không có tính chất may rủi. Câu hỏi nổi cộm là, “Nếu thực hiện lại
cuộc nghiên cứu, có bao nhiêu xác suất ta đạt được kết quả giống như
vậy?”. Tuy nhiên, số liệu thống kê không phải lúc nào cũng cho thấy
sự khác biệt giữa nhóm kiểm soát và nhóm thí nghiệm lớn đến mức
nào. Những nhà khoa học gọi sự khác biệt này là hiệu ứng về quy mô.
Những người thực hiện nghiên cứu là những nhà khoa học, và họ luôn
cố gắng tìm hiểu và giải thích mọi thứ. Họ quan tâm làm sao nghiên
cứu khoa học cho tốt: kiểm soát các biến số, tính khách quan, khả
năng tái lập, danh tiếng và tài trợ.
Có lẽ bạn không phải là nhà khoa học. Bạn có thể không quan tâm làm
thế nào kết quả nghiên cứu có thể trụ được khi bị phản biện. Nhưng bạn sẽ
phải quan tâm về hiệu ứng quy mô. Và ngay cả khi bạn thích kiểm soát,