Norbert Schwarz thuộc Đại học Michigan phát hiện ra con người
thường trả lời trung thực hơn khi câu hỏi được in với phông chữ dễ
đọc hơn.
Con người tin rằng phát âm có vần điệu thì chính xác hơn những câu
không có vần - ví dụ, cả hai câu “ Woes unite foes ” và “ Woes unite
enemies ” đều có nghĩa “Khổ đau kết nối kẻ thù”, nhưng câu “Woes
unite foes” nghe có vần điệu nên được cho là chính xác hơn. Matthew
McGlone thuộc đại học Texas gọi đây là hiệu ứng vần điệu.
Giả dụ bạn muốn đặt mua một chai sâm banh. Bạn đã từng nghe qua, có
thể nhớ và phát âm được từ Cristal. Nếu thay vào đó là một chai Veuve
Clicquot Ponsardin thì sao? Có lẽ một trong những yếu tố làm Cristal phổ
biến là do chính cái tên dễ nhớ và dễ phát âm - bất kể mùi vị của nó như thế
nào.
Vẫn chưa bị thuyết phục? Vậy hãy xem một công ty trị giá hàng tỉ đôla
của Ấn Độ tên là Tata. Cái tên này vừa dễ nhớ vừa dễ phát âm và có nghĩa
là “ông” trong một số thổ ngữ Ấn Độ. Với nhiều người, từ “ông” bao hàm
tình yêu thương, sự ấm áp và lòng quan tâm.
Các thương hiệu dễ đọc như Cristal, Tata, Under Armour, Lego, Body
Shop, Boots, Toots, và Fat Tire đã loại bỏ những rào cản tốc độ trong tâm
trí chúng ta. Bạn có thể tiến xa hơn bằng cách chọn một cái tên vừa dễ đọc
vừa gợi tả - ví dụ như Thể dục 24 Giờ.
Tuy nhiên, thật thiếu sót nếu tôi không nói về hướng tích cực mà Norbert
Schwarz đã nhận định về sự không lưu loát. Ông tin rằng mọi người sẽ cho
rằng những thứ không quen thuộc có vẻ mang tính sáng tạo hơn. Trong
trường hợp này, người ta có thể xem chai sâm banh mà họ chưa bao giờ
nghe tên và cũng không thể phát âm tên của nó là độc quyền và tuyệt vời
hơn cả.
Häagen-Dazs có lẽ là một minh họa tốt. Hai người nhập cư từ Ba Lan,
Reuben và Rose Mattus sáng lập một công ty ở Bronx. Ngày nay, công ty
đó có trụ sở tại Oakland, California. Một cái tên không xuất phát từ bất kì