MÊ LỘ QUÁN - Trang 10

Miyagaki Yotaro bắt đầu viết tiểu thuyết trinh thám từ năm 1948, sau Chiến

tranh Thế giới thứ hai, khi đó ông mới 21 tuổi. Tác phẩm đầu tay của ông có tên
Ngôi nhà của thi sĩ trầm tư, đã khiến một nhà văn nổi tiếng thời ấy phải ca ngợi
là ‘Kiệt tác có kết cấu chặt chẽ và đầy kích thích, không thể tin được rằng nó là
do một tác giả trẻ viết, thực sự rất đáng khâm phục’.

Kể từ đó, gần như cứ một, hai năm, Miyagaki lại cho ra mắt một tác phẩm mới.

Bởi cha ông là một nhà tư bản có tiếng, ông không cần phải ‘viết để mưu sinh’,
cho nên các tác phẩm của ông đều rất có chất lượng. Nhờ vậy, ông đã tạo cho
mình địa vị độc tôn trong thời kỳ làn sóng trường phái xã hội

*

đang thống trị giới

tiểu thuyết Nhật Bản.

Mười năm trước, ở tuổi 50, Miyagaki cho xuất bản tác phẩm Lụi tàn vì hoa lệ.

Nó xứng đáng được gọi là tuyệt tác của ông. Người ta đánh giá là nó đủ sức sánh
ngang với Vụ án mạng ở Hắc Tử Quán của Oguri Mushitaro, Dogra Magra của
Yumeno Kyusaku và Tế phẩm dâng hiến hư vô của Nakai Hideo

*

… Thậm chí

được mệnh danh là ‘Đỉnh kim tự tháp trong lịch sử tiểu thuyết trinh thám Nhật
Bản’.

“Miyagaki Yotaro thật sự là một nhà văn lớn có sức ảnh hưởng bao trùm trong

lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám nước ta,” Utayama vẫn thường nghĩ như vậy.

Miyagaki không phải là nhà văn được đông đảo công chúng đón chào theo

kiểu ‘có sách bán chạy’, nhưng ông với niềm đam mê cuồng nhiệt dành cho tiểu
thuyết trinh thám, đã trở thành một nhà văn vượt trên tầm thời đại.

Phong cách sáng tác với quan điểm thẩm mỹ độc đáo, kiến thức uyên bác, văn

phong cao nhã và cách miêu tả nhân vật có chiều sâu… Mặc dù được tán thưởng
nhiều về phương diện văn học thuần túy như thế, song ông vẫn kiên trì ‘chỉ viết
sách trinh thám thôi’, trước sau không hề dao động. Utayama rất ưng cái tính
bướng bỉnh gần như trẻ con ấy của Miyagaki.

“Chỉ viết sách trinh thám mà thôi, nhưng nhất định phải là sách trinh thám đích

thực.” Ông nói vậy.

Miyagaki say mê tiểu thuyết trinh thám và dốc hết nhiệt tình cho nó, đến mức

tưởng như có thể nhìn thấy bóng dáng của ‘người khổng lồ’ Edogawa Rampo

*

ngày xưa.

Sau khi ra mắt Lụi tàn vì hoa lệ, ông miệt mài với công tác biên tập cho tạp chí

Kỳ Tưởng do ông sáng lập chuyên về tiểu thuyết trinh thám, đồng thời luôn nỗ
lực tìm kiếm và bồi dưỡng những thành viên mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.