“Nhãn hiệu gì?”
“Canon.”
“Vậy bàn phím của nó bố trí căn bản giống như bàn phím này.”
Cá nhân Utayama cũng quen dùng máy Oasys như Hayashi, song anh cũng khá
thành thạo khi sử dụng các dòng máy khác do yêu cầu của công việc.
“Anh cũng biết rồi, máy đánh chữ tiếng Nhật chủ yếu có hai cách nhập ký tự,
đó là nhập trực tiếp chữ Nhật in sẵn trên phím hoặc nhập gián tiếp thông qua chữ
La Tinh. Với cách nhập bằng chữ La Tinh thì vị trí phím trên các máy đều như
nhau theo quy chuẩn quốc tế, còn đối với cách nhập thẳng bằng chữ Nhật, máy
do Fujitsu sản xuất rất khác so với các dòng máy còn lại.
“Máy này bố trí bàn phím theo kiểu JIS, có 50 âm khác nhau, mỗi âm tương
ứng với một phím, còn máy Oasys thì bố trí theo cách gõ chuyên đổi ngón cái,
dẫn đến các âm tương ứng trong cùng một vị trí của hai bàn phím hoàn toàn khác
biệt. Đại khái là…”
Utayama đặt mười ngón tay lên bàn phím.
“Khi dùng cách chuyển đổi ngón cái, hai tay sẽ đặt thế này, và bàn phím chỉ có
31 phím, nhưng nó vẫn có đủ cả cả dấu câu, trọc âm và xúc âm
. Vậy tại sao nó
đủ chỗ cho tất cả các âm như thế? Bây giờ lấy bàn phím này làm ví dụ, trên hai
phím ‘không chuyển’ và ‘chuyển’ ở đây sẽ có thêm hai phím đặc biệt là ‘chuyển
trái’ và ‘chuyển phải’. Chỉ cần ấn ngón cái, hoặc phải hoặc trái, là có thể thay đổi
giữa hai loại ký tự tương ứng trên phím khi nhập.”
“Hiểu rồi.” Shimada gật đầu, “Vậy căn cứ theo vị trí phím của máy Oasys thì
ba chữ La Tinh kia tương ứng với ba chữ gì?”
“Chờ tôi một chút…”
Utayama tập trung tinh thần, cố nhớ lại bố cục của bàn phím kiểu chuyển đổi
ngón cái.
“Chữ ‘w’ La Tinh sẽ là âm e (
え) và ka (か), chữ ‘h’ tương ứng với âm mi (み)
và ha (
は) thì phải?” Nói rồi, Utayama nhìn Keiko xác nhận, “Đúng không?”
“Em cũng nhớ thế.”
“Vậy được rồi. Thông thường, khi ấn phím ‘w’ sẽ được âm ka, ‘chuyển trái’ sẽ
được âm e, ‘chuyển phải’ sẽ được âm ga. Phím ‘h’ cũng tương tự. Anh Shimada
hiểu chưa?”
“Rồi.”
“Để tôi gõ thử một lần cho anh xem.”