LỜI BẠT
Lẽ ra đoạn văn này phải đặt ở đầu, chẳng qua, tôi nghĩ rất ít người sẽ đọc lại
‘Lời bạt’ sau khi xem hết nội dung, nên tôi đã đặt nó xuống cuối sách. Vì
thế, đối với những bạn chưa đọc nội dung chính, xin hãy coi đây là phần
‘Mở đầu’.
Đến nay, bản thân tôi vẫn cảm thấy do dự khi phát hành ấn phẩm này dưới
hình thức tiểu thuyết, bởi vì khi nhìn thấy tên sách - Mê Lộ Quán, có lẽ sẽ có
người nhận ra, đây là cuốn sách viết về một vụ giết người có thật.
‘Án mạng Mê Lộ Quán’ xảy ra vào tháng Tư năm 1987, trùng với ngày tháng
trong tiểu thuyết, hiện trường là ngôi nhà kỳ lạ của một nhà văn nổi tiếng. Sự
kiện ly kỳ ấy đã được giới truyền thông thêm bớt nhào nặn và biến thành tin tức
chấn động một thời.
Nhưng dư luận cho rằng phần mà báo chí đưa tin, vẫn còn nhiều điểm thiếu
sót.
Đương nhiên rồi, bởi nó xảy ra trong một khung cảnh hết sức đặc biệt, những
người liên quan nắm được tình hình thực tế lại không một ai đứng ra nói rõ ràng.
Cảnh sát cũng thấy bối rối trước sự kiện quá đỗi dị thường này, tuy có nhận ra
chút ‘sự thật’ bề nổi, song cũng không công bố ra ngoài. Kết quả là báo chí chỉ
còn cách tạm chấp nhận đưa tin dựa vào những tuyên bố lấp lửng của cảnh sát.
Có lẽ các bạn độc giả nghĩ rằng tôi đang khoác lác, ra vẻ mình tận mắt nhìn
thấy? Rằng những người liên quan đến sự kiện đều giữ im lặng, thì tại sao tôi còn
dùng nó làm đề tài viết sách?
Tôi xin nói thẳng với các bạn. Tôi thật sự là người đã tận mắt chứng kiến sự
kiện đó. Tôi, Shishiya Kadomi, là một trong những người liên quan đến vụ giết
người hàng loạt xảy ra vào tháng Tư năm 1987.
Lần này tôi quyết định dùng cách viết sách để miêu tả quá trình xảy ra vụ án.
Vì hai lý do.
Thứ nhất, vì lời đề nghị nhiệt tình của một biên tập viên.
Thứ hai, nên nói thế này, vì tôi muốn truy điệu những người đã chết trong án
mạng đó.
Nói vậy có phần hổ thẹn nhưng tôi tin rằng, trong số họ, ít nhất cũng có một
vài người thật sự đam mê và rất nhiệt tình với dòng văn học khác thường là tiểu