người khác, cứ về đến nhà là chủ động ngồi vào bàn học, không
còn để mẹ nhắc nhở nữa.
Trong mọi lĩnh vực, không có gì khiến tính tích cực và tính sáng tạo
của con người phát huy cao độ hơn tinh thần chủ động tự giác. Học tập
và làm việc với tinh thần này sẽ dễ tạo ra hiệu quả cao. Trẻ có thể tự giác
học tập hay không, có liên quan trực tiếp đến thành tích sự nghiệp của
trẻ sau này.
Bà mẹ nào cũng hi vọng con cái chủ động học tập, nhưng đa số trẻ
không nhận thức được tầm quan trọng của việc này, thường có tâm lí
chán ghét với việc học tập khô khan.
Vì thế, mẹ cần căn cứ vào đặc điểm và hứng thú của con, hướng dẫn
con kết hợp các kiến thức sách vở với hứng thú của mình, kích thích
tinh thần học tập tự giác của trẻ.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Kích thích hứng thú học tập của trẻ
Không có đứa trẻ nào vừa sinh ra đã chán ghét học tập,
hứng thú học tập của trẻ cũng là yếu tố bẩm sinh giống như sự
tò mò. Nhưng những hứng thú này đều mất đi vì sự dạy dỗ
không đúng cách của mẹ.
Vì thế, mẹ cần chú ý bảo vệ trí tò mò của trẻ, thông qua kích
thích trí tò mò để kích thích khả năng tìm tòi, khám phá của
trẻ, kích thích hứng thú học tập của trẻ, như vậy trẻ sẽ tự giác
học tập.
Gợi ý 2: Cổ vũ trẻ học tập có hiệu quả hơn bắt ép trẻ
Mỗi đứa trẻ đều hi vọng được cha mẹ công nhận và khen
ngợi. Khen ngợi khiến trẻ tích cực, cố gắng, muốn làm tốt hơn
nữa.
Vì thế, khi trẻ thiếu hứng thú học tập, không nên bắt ép mà
cần cổ vũ và khích lệ trẻ, tăng thêm niềm tin cho trẻ. Khi trẻ có
tiến bộ, mẹ nên kịp thời biểu dương, như vậy mới nâng cao
động lực và nhiệt tình học tập của trẻ, giúp trẻ học một cách tự
giác, chủ động.
Gợi ý 3: Giúp trẻ nắm bắt phương pháp học tập khoa
học