thời mẹ cần giám sát trẻ thực hiện nghiêm túc, điều chỉnh
kịp thời theo những biến động cụ thể.
HƯỚNG DẪN TRẺ TỰ GIÁC HỌC
TẬP
Tự giác học tập là gì? Đó chính là không cần người khác nhắc nhở,
thúc giục, trẻ vẫn chủ động và vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập của
mình. Trẻ có thể tự giác học tập là điều mà người mẹ nào cũng hi vọng.
Như vậy kết quả học tập của trẻ cũng sẽ được nâng cao.
Tuy nhiên, nhiều trẻ em hiện nay luôn thiếu tính tự giác, chủ động
học tập, thường tìm lí do để kéo dài thời gian, không tập trung học. Trẻ
không ham học, không thích học cho thấy thái độ của trẻ với việc học
không tốt. Việc trẻ không thích học là do chịu ảnh hưởng không tốt của
môi trường bên ngoài. Ví dụ, trẻ làm bài không tốt, bị mẹ phê bình,
trách mắng, từ đó không hứng thú học hành. Vì càng ghét nên càng
không muốn học, càng không muốn học thì càng học dốt. Vòng tuần
hoàn này khiến trẻ chán học và cuối cùng là không chịu học.
Cho dù trẻ lười học, mẹ cũng không nên có thái độ bắt ép trẻ học,
giao nhiều bài tập cho trẻ vì những điều này sẽ làm trẻ càng ghét học
hơn. Học tập rất quan trọng, nhưng hứng thú học tập còn quan trọng
hơn, có hứng thú thì trẻ mới chủ động học bài, nâng cao thành tích học
tập.
Hùng năm nay 10 tuổi, rất nhiều thứ khiến cậu tò mò, có
khi chỉ là một cục đất màu cậu cũng có thể chơi nửa ngày.
Nhưng Hùng lại không tập trung học tập, mẹ phải thúc giục
nhiều lần, cậu mới miễn cưỡng làm. Mẹ muốn kích thích hứng
thú học tập của con, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Một
lần, Hùng dùng đất nặn làm thành các đồ chơi khác nhau. Khi
về nhà, mẹ nhìn thấy, không trách mắng cậu làm bẩn quần áo,
mà còn khen các tác phẩm của cậu, sau đó kể cho cậu nghe
chuyện bà Nữ Oa dùng đá vá trời.
Mẹ thấy Hùng say sưa nghe chuyện, liền gợi ý: “Trong sách
có rất nhiều câu chuyện hay, cũng có rất nhiều kiến thức mới
mẻ, thú vị, những kiến thức này con cần học tập chăm chỉ mới
lĩnh hội được…” “Con sẽ học chăm chỉ mẹ ạ”. Hùng chưa nghe
mẹ nói hết câu đã vội nói. Từ đó, Hùng dường như trở thành