Kế hoạch học tập cần bảo đảm tính hiệu quả trong từng chi
tiết và từng bước, tốt nhất có thể phân rõ mục tiêu cụ thể để tiến
hành. Ví dụ, điểm bình quân các môn học của trẻ đang là 7, thì
không thể lập tức đặt mục tiêu nâng lên 9 điểm được, mà cần
dần dần từng bước từ 7- 7,5- 8- 8,5- 9…. Như vậy mới có thể
khiến trẻ thể nghiệm được hứng thú và niềm vui học tập, từ đó
không ngừng tiến bộ và tiếp cận gần với mục tiêu.
Gợi ý 2: Kế hoạch học tập cần có nội dung cụ thể
Một số trẻ khi đặt kế hoạch học tập, thường viết “Sáng dậy
học tiếng Anh, sau bữa sáng ôn tập môn văn…” Kế hoạch này
nhìn qua thì không sai, nhưng không cụ thể, thiếu hiệu quả
thực tế. Kế hoạch này chỉ có thể chứng tỏ phương hướng học tập
của trẻ mà khó phát huy tác dụng thực sự.
Một kế hoạch học tập tốt cần có nội dung cụ thể, ví dụ, buổi
sáng học thuộc 10 từ mới tiếng Anh, trước khi đi học cần học
thuộc 2 bài thơ; buổi tối làm bài tập toán… Kế hoạch cụ thể như
vậy mới có thể thực hiện hiệu quả.
Gợi ý 3: Kế hoạch học tập cần xem xét đến sự cân
bằng cuộc sống
Khi đặt kế hoạch học tập, mẹ không thể chỉ xem xét đến việc
học tập mà bỏ qua những yếu tố khác của trẻ. Học tập chỉ là một
phần của cuộc sống, các hoạt động khác cũng có ảnh hưởng
nhất định đến việc học tập, vì thế khi đặt kế hoạch học tập cần
suy nghĩ toàn diện, đặt việc học tập lên hàng đầu, nhưng cũng
cần sắp xếp các hoạt động khác cho thỏa đáng.
Có nghĩa là, trong bảng kế hoạch cần lưu ý cả thời gian ăn
cơm, đi ngủ, đi học, hoạt động ngoại khóa, thời gian nghỉ ngơi,
vui chơi. Hoạt động trong một ngày cần đa dạng hóa, hoạt
động nào cũng được tiến hành nhịp nhàng, đều đặn. Cuộc sống
có quy luật như vậy sẽ nâng cao hiệu quả học tập của trẻ.
Ghi chép dành cho mẹ
Kế hoạch tốt sẽ giúp trẻ có mục tiêu học tập rõ ràng, sắp
xếp thời gian hợp lí, tăng tính tự giác và tính tích cực, nâng
cao hiệu quả học tập. Mẹ nên giúp trẻ căn cứ vào tình hình
thực tế của mình, đặt kế hoạch học tập hợp lí, cụ thể. Đồng