lượng để đột phá vòng vây. Cái gọi là “phân tán lực lượng đột phá vòng
vây”, thực ra chỉ là cách nói khéo để người khác dễ lọt tai, kỳ thực muốn
ám chỉ: kể từ giờ trở đi, đội ngũ của chúng ta không còn sự ràng buộc về
kỷ luật và tổ chức gì nữa, cha chết mẹ đi lấy chồng, ai tự lo thân người
nấy.
Thông tin vừa tuyên bố ra, chẳng hề có ý kiến phản đối, bởi vì cả
nhóm đều biết việc này sớm muộn gì cũng xảy ra. Sau nghi thức chào
tạm biệt trân trọng, mọi người lặng lẽ bước đi theo con đường riêng mà
mình lựa chọn. Đa số thành viên thà bị quân đội chính phủ bắt được đem
xử ngũ mã phanh thây, cũng còn hơn bước chân vào khu rừng rậm.
Những người quyết định lựa chọn con đường mạo hiểm này, ngoài
hội ba người Tư Mã Khôi, không ngờ còn có thêm một thiếu niên người
Miến Điện khoảng chừng mười sáu, mười bảy tuổi. Tên tiểu tử này là
đứa trẻ mồ côi không nhà không cửa, cũng chẳng có lấy một cái tên hẳn
hoi, người gầy như khỉ đói, khoác miếng xà rông
[15]
rách nát, đầu cạo
trọc, vẻ mặt ngờ nghệch, cả ngày chỉ trình ra mỗi bộ dạng ngô ngố với
nụ cười hềnh hệch thường trực trên môi. Các thành viên trong đội du
kích gọi cậu ta là Karaweik hoặc Kara.
Karaweik là từ dùng để chỉ một loài chim trong truyền thuyết của
người bản địa. Cách tính con giáp Miến Điện khác với cách tính con giáp
Trung Quốc, là chỉ có tám con vật lần lượt tượng trưng cho các ngày
trong tuần, thứ hai là con hổ, thứ ba là sư tử, thứ tư - hơi đặc biệt một
chút - nếu sinh vào ban ngày là con voi hai ngà, nếu sinh vào ban đêm thì
lại là con voi cụt ngà, thứ năm là con chuột, thứ sáu là chuột lang, thứ
bảy là con rồng, chủ nhật là chim Diệu sí
[16]
. Từ đây có thể phán đoán
có lẽ cậu bé được sinh vào ngày chủ nhật, bởi thế hội Tư Mã Khôi liền
đặt cho cậu một cái tên Trung Quốc là Chủ Nhật.
Hai tháng trước, Karaweik còn là một cậu bé mồ côi được Hạ
Thiết Đông cứu sống từ một làng quê ở phía bắc Miến Điện, cả nhà cậu
đều chết hết trong chiến tranh loạn lạc, từ đó trở đi cậu một mực theo
chân quân đội cách mạng đi khắp nơi, muốn tách cậu ra cũng chẳng tách