Bản lần lượt chạy qua chạy lại nơi đây như đèn kéo quân, đánh nhau
loạn xì ngầu, khó khăn lắm mới thoát khối chủ nghĩa thực dân và giành
được độc lập. Ngờ đâu những ngày thái bình chưa hưởng thụ được bao
lâu thì đất nước lại rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu, kéo dài suốt nhiều
năm.
Thời gian đầu, khi uy danh của quân cộng sản Miến Điện còn vững
chắc, vật chất dự trữ và vũ khí quân đội luôn vô cùng đầy đủ, ngay cả
súng cối, ống hỏa tiễn, xe tăng thiết giáp cũng được trang bị, các loại
súng ống đạn dược nhiều không kể xiết. Từng thùng, từng thùng bom
mìn và lựu đạn cầm tay chất đống cao như núi, các loại vũ khí quân dụng
của Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật, Liên Xô, Đức muốn bao nhiêu có bấy
nhiêu, thậm chí còn có cả xưởng sản xuất vũ khí chiến tranh bản địa
“nhãn hiệu Miến Điện”, xưởng này có thể làm nhái súng ngắn và súng
trường của Anh. Nơi đây quả không hổ danh với biệt hiệu: “bảo tàng
trang thiết bị vũ khí đa quốc gia”. Thế nhưng quân cộng sản Miến Điện
lại rất ít vũ khí đời mới, mà đại bộ phận đều là đồ lưu cữu từ những thời
kỳ chiến tranh trước.
Rồi kể từ khi chiến dịch Kunlong thảm bại, quân đội cộng sản
Miến Điện đã bị gục hẳn không thể đứng dậy nổi nữa, vũ khí đạn dược
của bộ đội cũng bắt đầu phải giật gấu vá vai. Và giờ đây, hội bốn người
Tư Mã Khôi ngoại trừ khẩu súng ngắn phòng thân ra thì chỉ còn lại hai
khẩu súng trường kiểu cũ do Anh chế tạo, với số lượng đạn dược ít ỏi,
còn bên mình hầu như không còn lương thực và thuốc men gì nữa. Cả
đoàn tiến vào rừng rậm nguyên sinh trong núi Dã Nhân, tứ bề cây cối
mênh mông ngút tầm mắt, mà không hề có bản đồ và người dẫn đường.
Ngày hôm đó, sau khi vượt qua được hai mỏm núi, địa hình dần
dần thấp xuống, hệ thực vật trong rừng sâu cũng um tùm rậm rạp hơn,
gần như không tìm được chỗ đặt chân xuống. Người đi vào trong đó,
ngẩng đầu lên chẳng nhìn thấy bầu trời, nếu không nhờ vào kim chỉ nam
và chiếc la bàn, thì chắc chắn không thể phân biệt được phường hướng.
Cả hội có cảm giác đang lạc vào một mê cung tự nhiên âm u và kín mít,