dương khai thái”, xếp mười tám chiếc nắp thành ba hàng, mỗi hàng sáu
chiếc.
Chén trà đáy biển bắt đầu bằng việc tự xưng gia môn với thế trận
“Nhất tự trường xà”, sau đó bọn họ thay đổi trận pháp thành “Nhị long
xuất thủy” để dò hỏi lẫn nhau. Trong “Gạn đáy biển” vẫn còn các thế
trận khác như: “Tam dương khai thái, tứ môn đấu để, ngũ hổ quần
dương, lục đinh lục giáp, thất tinh bắc đẩu, bát quái vạn tượng, cửu tử
liên hoàn”, cho đến trận pháp cuối cùng là “thập diện mai phục”. Đôi bên
phải tuân thủ quy tắc theo từng tầng thứ để dò hỏi đối phương, đợi khi
hỏi ra gốc rễ, thì mỗi bên sẽ biết rõ đầu đuôi sự tình.
Thông qua cuộc nói chuyện, song phương đều hiểu hết ngọn nguồn
của nhau, không có xung đột ghê gớm theo đúng nghĩa, càng không cần
lo lắng bị thoát gió, lọt nước, sót mất thông tin. Câu chuyện của Tư Mã
Khôi tương đối đơn giản, anh có thể dõng dạc kể với đối phương mà
không cảm thấy tự hổ thẹn với lương tâm, nghĩ lại lúc đầu tư lệnh Tư Mã
Khôi một tay quét cả Miến Điện, trăm trận trăm thắng, giết người vô số,
tôi giậm chân một cái cả dải đất Bắc Miến rung chuyển từng đợt, chẳng
qua giờ đây quân đội nhân dân rớt đài, bọn tôi chẳng muốn uống chung
dòng nước đục, nên dự định vòng qua núi Dã Nhân, chạy về phía bắc
trốn sang biên giới.
Hội của Ngọc Phi Yến, tổ tiên mấy đời đều hành nghề trộm mộ ở
Quan Đông, bọn họ kết bè kết đảng, lấy hiệu là “Sơn lâm đội lão thiếu
đoàn”, cũng vì từng gây ra một vài vụ trọng án vào thời Dân quốc, nên
đành chạy đến Đông Dương tránh họa, họ buôn lậu ở gần khu vực eo
biển Malacca suốt một thời gian dài, đồng thời câu kết với bọn hải phỉ
vớt tàu thuyền thời cổ đại, hoặc là đến vùng biên giới Thái Lan,
Campuchia để đào mồ quật mả và tìm kiếm các di tích trong Phật tháp ở
các chùa chiền miếu mạo. Nghề mưu sinh chủ yếu của bọn họ là buôn
lậu văn vật cổ.
Trong văn hóa truyền thống dân gian Trung Quốc, từ đầu chí cuối
đều tồn tại hai chữ “giang hồ”. Trên giang hồ có rất nhiều ngành nghề
đặc thù, kẻ ăn mày ven đường dọc phố gọi là “Hoa tử”, kẻ trộm mộ gọi