khác biệt giữa thạch thất số 0 và thạch thất số 1 là: không gian ở
thạch thất số 1 tương đối khép kín, không thông với cửa động. Phía
chân vách đá ở tận cùng của thạch thất số 1, lại là ba huyệt động
khác, thông đến nơi sâu hơn, gọi là thạch thất số 2, và kết cấu của
gian thạch thất số 2 cũng giống y đúc thạch thất số 1, nên nếu gian
nào cũng đánh ký hiệu, thì nơi mọi người đang đứng, có lẽ đã là
thạch thất số mấy chục rồi. Thế nhưng nhiều dấu hiệu lại chứng tỏ,
không gian trong sơn động không thể tồn tại địa hình hoàn toàn
giống nhau, vậy nếu loại trừ khả năng thứ nhất “địa hình hoàn toàn
giống nhau” ra, thì chỉ còn khả năng thứ hai, là: trong sơn động chỉ
có một gian thạch thất, và mọi người đang không ngừng chui qua
chui lại không gian cố định này, nên cảnh ngộ lúc này cũng tương
tự với cơn ác mộng khủng khiếp mà mọi người đang phải mơ hết
đêm này đến đêm khác.
Tư Mã Khôi nói vắn tắt suy đoán của mình cho cả hội nghe.
Mọi người thất kinh, chân tay đờ ra không biết phải làm gì, không
hẹn mà cùng muốn hỏi: “Sao có thể xảy ra chuyện quái dị thế
được?”
Nhưng đúng như những gì Tư Mã Khôi vừa nói, địa hình trong
huyệt động núi Âm Sơn chắc chắn là đo thiên địa tạo hóa hình
thành. Vì tầng đá trầm tích bên trong sơn động đều có vết sóng gợn
tự nhiên, bởi sự tồn tại của địa chất gợn sóng này chí ít cũng phải
có lịch sử hàng trăm triệu năm, và trong huyệt động dưới vách đá
cũng có những dấu vết gợn sóng tương tự như vậy, mà tất cả đều tự
nhiên, không hề có dấu vết can thiệp của bàn tay con người. Vả lại,
quy mô của hang động cổ đại này rất hoành tráng, nên con người
tuyệt đối không thể làm ra một kiệt tác vĩ đại dường ấy. Nhưng vấn
đề là, những gian thạch thất kéo dài vô cùng vô tận trong hang
động này lại hoàn toàn giống nhau. Nếu cứ xem tất cả hang động
trên thế giới tuy kì dị và thiên biến vạn hóa, thì cũng không thấy
hang động nào có hai gian hoàn toàn giống nhau. Mà cứ cho là có
giống nhau thật đi nữa, thì cùng lắm cũng chỉ có hai gian, và người
ta sẽ miễn cưỡng giải thích sự trùng hợp ấy là hi hữu, còn nếu ba