cổ là đống xương khô chất cao như núi, xung quanh vẽ biển hư vô – tượng
trưng cho thế giới sau khi chết, trước mặt biển có một con quái xà đầu
người, lưng mọc lông chim, đang chở mấy vị vương gia đầu đội trang sức
vàng.
Tư Mã Khôi chỉ hiểu lờ mờ tình hình được miêu tả trong bức phù điêu, anh
không thể chỉ ra đích xác rốt cuộc trên tấm bia đá khắc ẩn số kinh thiên
động địa gì, tại sao bí mật đó không được phép nhìn và cũng không được
phép nói ra?
Thắng Hương Lân biết hội Tư Mã Khôi không đủ kiên nhẫn để quan sát kỹ
lưỡng, nên cô nói luôn: “Phần lớn nội dung của bức phù điêu ghi chép sự
tích về tấm bia đá, có lẽ nó bị chôn vùi ở một nơi cực sâu dưới hoàng tuyền,
người Bái Xà cổ đại tin rằng: Bất cứ kẻ nào nhìn thấy tấm bia, kẻ đó sẽ lập
tức sợ hãi mà chết đứng ngay trước tấm bia.”
Tư Mã Khôi bảo: “Tôi chẳng tìm thấy manh mối nào cả. Theo những gì
chúng ta đã biết thì tấm bia đá của người Bái Xà chỉ là một tảng đá khổng
lồ nằm ở nơi rất sâu dưới cửu tuyền, nó cũng giống như vô vàn những tảng
đá khác dưới lòng đất, nếu ai nhìn thấy tấm bia, kẻ đó lập tức mất mạng,
vậy thì nguyên nhân cái chết chắc chắn là do bí mật khắc trên tấm bia gây
ra, lẽ nào bí mật đó có thể dọa người đang sống sờ sờ bỗng dưng lăn ra chết
hay sao? Tôi chả tin chuyện hoang đường này, mười ngón tay xòe ra còn có
ngón ngắn ngón dài, huống hồ là con người, trăm kẻ trăm tính trăm nết, ví
dụ hạng người phản ứng chậm như sên kiểu Hải ngọng, mặt dày thế kia thì
chuyện gì có thể dọa cậu ấy sợ đến nỗi lăn ra chết được chứ?”
Hải ngọng vội vàng đính chính: “Không phải tớ phản ứng chậm chạp mà là
tớ từng trải, có chuyện quái dị nào ông Hải này chưa từng gặp