lửa vừa sáng lên thì các hình dáng các phê tích xung quanh đều chập chờn
hiện lên từ bóng tối, quả cầu sắt lún trong thành cổ cũng hiện rõ mồn một,
mọi người nhìn mà ngẩn người kinh ngạc.
Bên cạnh quả cầu là đầu một bức tượng thần đổ nghiêng, to như trái núi, hư
hại chẳng còn hình hài gì, phần thân pho tượng không đầu còn lại đứng
sừng sững bên cạnh như vốn vậy, mình phủ đầy đất cát và đá vụn, một bên
mắt hõm xuống thành hố sâu. Thì ra, quả cầu sắt vốn để khảm thành con
ngươi của một bên mắt, có lẽ hàng trăm ngàn năm trước, pho tượng trong
tòa thành cổ cao sừng sững như một ngọn tháp khổng lồ này bị gãy đầu, rơi
lăn lóc xuống đất và nứt vỡ, quả cầu sắt trong hốc mắt pho tượng cũng bị
rụng ra, rơi xuống và lún sâu vào trong thông đạo. Tại sao trong tòa thành
mà người Bái Xà vùi xương lại có loại tượng thần khổng lồ này nhỉ?
Mọi người bị chấn động bởi thần thái đáng sợ của pho tượng, cảm giác tựa
bị ma nhập, chân bất giác đứng như trời trồng. Con mãng xà lúc trước đã bị
cả hội bắn thủng bụng, máu chảy loang lổ, lúc này nó bò ngoằn ngoèo từ
trong khe đá trên đỉnh động xuống, thấy ánh lửa nhưng nó không trốn chạy,
mà dũng mãnh lao về phía trước, trong nháy mắt đã cách cả hội chỉ gang
tấc.
Tư Mã Khôi đã từng nhìn thấy hình con Bạch Xà miêu tả trong sơn hải đồ
trên đỉnh đồng Vũ Vương. Nghe nói, Bạch Xà bản tính rất tham ăn, nó có
thể nuốt gọn cả một con voi rừng, ba năm sau mới nhả xương. Không rõ
thời xưa có loài răn to như vậy thật không, chứ con mãng nhân xà ngay
trước mặt đây tuy đã bị thương đến nỗi không khép nổi miệng nhưng vẫn
hừng hực khí thế muốn lao tới ăn thịt người, vẻ hung hăng, tham ăn của nó
có lẽ không hề thua kém Bạch Xà trong truyền thuyết. Tứ phía trong hang