cái lỗ nhỏ cho lưu thông không khí để chúng phát sáng thay đèn, sau đó tiến
thẳng vào thông đạo dẫn đến miếu thần.
Miếu thần của người Bái Xà cổ đại cao lớn hùng vĩ, bốn mặt có bốn bức
tượng khổng lồ, đứng sừng sững và đối xứng nhau. Bên trong thông đạo
khoáng đạt, rộng rãi, địa thế hơi dốc xuống, dường như cả ngôi miếu thần
chỉ là một cửa động, bích họa bên trong và các vết tích màu sắc của tượng
đá còn lưu lại khá rõ, đề tài trong các bức họa và điêu khắc chủ yếu là các
loại cầm thú kỳ dị và yêu ma thần tiên.
Tư Mã Khôi thấy mọi người kiệt sức đến độ bước chân xiêu vẹo, loạng
choạng, trong khi miếu thần lại sâu hun hút và rộng mênh mông, nên anh
bảo mọi người tìm góc khuất nghỉ ngơi giây lát, nhân tiện nghĩ xem làm
cách nào để nhìn được tấm bia đá kỳ bí kia. Anh phân công cho Thắng
Hương Lân và Cao Tư Dương kiểm đếm lại lương thực và đạn dược, còn
mình và hai thành viên còn lại lục tìm mẩu xà phòng nhỏ, chia thành ba
phần, lấy dao săn để tranh thủ cạo râu, con đường sắp tới sẽ dẫn đến địa
ngục hay thiên đường thật khó đoán, nếu phải chết trong lúc mặt mũi bẩn
thỉu, râu ria xồm xoàm thế này cũng thật khó coi. So với ba đấng nam nhi,
Thắng Hương Lân và Cao Tư Dương sống ở thành phố, , nên được hưởng
nền giáo dục văn minh, hai cô bài trừ mọi thói quen và hành vi mất vệ sinh,
thiếu văn minh từ tận sinh lý đến tâm lý, tuy ở dưới lòng đất thiếu ánh sáng
mặt trời đã bao ngày, còn phải chịu đói chịu khát, kiệt sức đến tiều tụy, bị
côn trùng độc cắn chi chít khắp người, khăn áo cũng rách bươm, thân hình
gầy guộc, nhưng nom hai người vẫn sạch sẽ, gọn gàng hơn hội Tư Mã Khôi
nhiều.
Mọi người kiểm đếm lương thực, những thứ không cần dùng đến đều nhất
loạt vứt bỏ. Tư Mã Khôi lại cho phân chia số pin đèn, đạn dược và đuốc còn