thời thủy tổ quái lạ và hiếm gặp, chứ không liên quan gì đến loài rắn. Người
xưa thường mê tín thái quá, họ tin rằng đó là dấu hiệu yêu dị của việc người
hóa rắn.
Rất có khả năng, cô gái đầu người mình rắn trên bức họa trong miếu thần
chỉ là sản phẩm của sự tô vẽ về bí mật của xà nữ. Trong nhật ký của đội
thám hiểm Corot Maar cũng có tài liệu tương tự nói về việc này, nhưng xà
nữ trông có vẻ giống cương thi vô tri vô giác, làm sao có thể nói ra bí mật
kinh thiên động địa gì được chứ?
Tư Mã Khôi kể chuyện về xà nữ cho Cao Tư Dương nghe, rồi quay sang
nêu thắc mắc của mình với Thắng Hương Lân.
Thắng Hương Lân xách hộp thiếc có mấy con đom đóm bên trong, giơ lên
cao, nửa trên của bức tranh hiện ra trước mắt. Thì ra, phía đỉnh đầu của xà
nữ và mấy vị vương gia chính là thần Vũ Xà đang ở trong biển sương.
Tư Mã Khôi bỗng nhiên sáng tỏ: “Chẳng lẽ vị thần cổ đại mà tộc người Bái
Xà tín ngưỡng lại truyền tin thông qua nữ xà? Những chuyện ma quỷ thực
ra chỉ là hư cấu, thần Vũ Xà chẳng qua là một tô tem cổ xưa, dường như
bức bích họa muốn kể rằng, xà nữ giống như xác chết biết đi kia chính là
chiếc cầu nối để giao tiếp giữa thế giới hiện thực và thế giới hư vô, nó đã
nói ra một bí mật vô cùng khiếp đảm, bí mật ấy được lần lượt kể cho năm vị
vương gia của tộc người Bái Xà nghe, nhưng mỗi người chỉ được nghe một
phần khác nhau. Tư Mã Khôi lại nhìn bức bích họa bên cạnh, nội dung đại
khái là bí mật này truyền đến hậu thế, cũng lần lượt do chín vị vương gia
nắm giữ, cuối cùng toàn bộ bí mật đó được khắc trên tấm bia đặt trong miếu
thần. Lúc khắc bia, người ta che kín phần người trước đã khắc, người sau
chỉ được phép tiếp tục khắc phần bí mật mà mình nắm giữ, bởi vì bí mật