Tấm bia đá của người Bái Xà là phiến đá khổng lồ khắc đầy chữ triện cổ,
mỗi chữ to như cái đấu, nét chữ tựa con bọ nhậy, cũng không giống với loại
bia đá mà con bí hí cõng trên lưng mà hậu thế vẫn thấy, người xưa chỉ tận
dụng phiến đá bằng phẳng có sẵn dưới lòng đất để khắc chữ lên mà thôi, tuy
xung quanh cũng trang trí phù điêu mặt thú, nhưng vẻ nguyên thủy bề ngoài
cùa phiến đá nham thạch tự nhiên thì vẫn chưa được mài giũa hoàn chỉnh
nên trông nó vẫn nặng nề và thô sơ. Do văn tự được khắc rất sâu lên tấm
bia, nên nhìn từ xa, nom nó giống vô số hố lõm chi chít, thời gian và đất bụi
vẫn chưa thể mài mòn và che phủ lên nó. Thạch điện tối om làm người ta có
cảm giác đè nén muốn ngộp thở.
Hải ngọng thấy tấm bia Bái Xà không có điểm gì khác thường, thì soi đèn
quặng lên thanh xà đá nhìn ngó, anh phát hiện hài cốt chất đống như núi
dưới đáy động đen ngòm, anh rùng mình, hít ngược một hơi lạnh, xem ra
phỏng đoán lúc trước của cả hội không sai, tấm bia đá Bái Xà này đúng là
tấm bia bị nguyền rủa.
Tư Mã Khôi cũng nhìn xuống theo, anh không thể hiểu tại sao bí mật trên
tấm bia đá lại có khả năng tước đi sinh mạng của con người, nhớ thời kỳ
đánh nhau ở Miến Điện, nghe Chu Tử Tài, một chiến hữu từng tham gia lao
động thời vụ ở khu quặng Vân Nam nói rằng, ở biên giới Vân Nam có một
khe núi gọi là khe Đà Mộc với địa mạo rất kỳ quái. Theo tiếng bản địa thì
khe Đà Mộc có nghĩa là khe núi mọc nhiều cỏ dại, sau này người ta cho đào
một mỏ quặng trong khe núi. Do đãi ngộ công nhân khai thác mỏ khá tốt,
một năm phát hai bộ đồng phục, mỗi tháng cho một túi đường trắng với nửa
cân thịt lợn gọi là quà bồi dưỡng, không những vậy, công việc ở đây cũng
không nặng nhọc lắm, cho nên các thành viên ở nông trường và binh đoàn
tranh nhau đi. Nhưng công việc ở đây không giống với công việc đào than,