Tư Mã Khôi nghĩ thầm: “Nếu những lời Triệu Lão Biệt vừa nói đều là thật,
thì hẳn anh thầy bói kia đã phát hiện ra chân tướng của lão nên mới bị lừa
vào quán “đen’ và ám toán một cách thê thảm như thế. Chân tướng sự thật
này chắc chắn phải liên quan đến những lần sống dậy sau khi chết của lão.
Giờ lão nhắc lại chuyện ấy rõ ràng là để ngầm cảnh cáo đội khảo cổ, nếu
còn tiếp tục cố truy hỏi, lão sẽ ‘chó cùng dứt dậu’ cho xem, không chuyện
gì lão không dám làm cả”.
Sau đó, Triệu Lão Biệt kiên quyết không chịu tiết lộ nội tình, nhưng Tư Mã
Khôi cũng nhận ra được vài manh mối, anh lờ mờ đoán được chân tướng
của đối phương.
Tư Mã Khôi bảo Triệu Lão Biệt giơ tay trái ra cho anh xem, tuy không hiểu
mệnh lý, nhưng anh vẫn biết đường chỉ tay nào là đường sống, anh thấy
trên lòng bàn tay của lão ta giờ đây chỉ còn một đường sống mà thôi.
Tư Mã Khôi chợt nhớ lại cuốn cổ tịch mình từng xem lúc ở trong sa mạc,
một phần nội dung của nó ghi chép sự việc kẻ biệt bảo thường nuôi một
cương thi có hồn mà không có phách, giống như các đạo gia vẫn nuôi ma
trong nhà vậy. Tình tiết cụ thể thế nào e rằng ngoại trừ chính kẻ biệt bảo ấy
ra, thì không ai có thể biết chính xác. Theo Tư Mã Khôi suy đoán, thứ đó có
lẽ là con rối bằng xương thịt với ngoại hình tương tự như kể biệt bảo. Con
người có ba hồn bảy vía, có được con rối này rồi, họ sẽ chia hồn ra làm ba
phần nhờ thuật biệt bảo và cất giữ ở ba cơ thể khác nhau.
Có thể thấy, suy đoán này là sự kết hợp của hai suy đoán về “đỉnh tụ bảo”
và “táng hồn đàn”. Nghe nói kẻ biệt bảo rất giỏi nuôi ngọc, họ lấy viên hoạt
đan được hình thành từ con rùa già ngàn năm, sau đó tự rạch mạch của
mình, nhét hoạt đan vào nuôi bên trong. Hoạt đan đó gọi là viên biệt bảo,