chuyển bắt nguồn từ đây, thế là lão quay sang Thợ săn, rồi bảo: “Không ngờ
trong đội ngũ của mình có nhân vật kiệt xuất ngọa hổ tàng long, thông hiểu
dị thuật cao siêu tầm cỡ này, hay là truyền lại cho mỗ, có công phu này
trong tay lo gì ngày sau không thể tiêu dao bốn bể?”
Đội trưởng đứng bên cạnh nghe thấy, liền bảo Triệu Lão Biệt đó chỉ là
chuyện hoang đường, sao lại coi là thật? Nội dung bức bích họa miêu tả
trong chùa chỉ là sự ẩn dụ của cổ nhân, ám thị muốn thâm nhập lòng đất thì
phải trượt từ trên trời xuống, chính vì vậy, chúng ta còn cần đến một đồng
sự nữa, tôi đặt tên cho đồng sự này là “nhà thám hiểm Corot Maar”.
Hồi 7: CHEO VEO
Theo lời thuật của Triệu Lão Biệt, vị đội trưởng nọ cho rằng trong lịch pháp
của Bà la giáo Ấn Độ cổ đại, cứ mấy chục năm lại xuất hiện một lần “thiên
địa xâm thực”. Vào năm đó, thời gian ở sườn tây dãy Himalaya sẽ biến mất
một ngày, chính khoảnh khắc ấy, trời đất sẽ nuốt nhả lẫn nhau. Hiện tượng
dự báo trước khi điều này diễn ra là khu vực đó sẽ liên tục xảy ra động đất,
kim chỉ cực từ không ngừng đảo lộn vị trí, gió từ trong cửa động của ngọn
núi lửa chết bỗng nhiên thổi ra ù ù. Hình ảnh nữ thần nuốt nhả thành trì trên
bích họa trong tự miếu chính là một cách mô tả lại truyền thuyết cổ đại này.
Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra do tác dụng của núi từ ở đại dương dưới
lòng đất, đến lúc ấy quanh thủy thể sẽ xuất hiện rất nhiều hải động, địa tầng
đứt gẫy, hình thành vô số huyệt khí khổng lồ có hình dạng xoáy nước, đội
thám hiểm có thể nắm bắt cơ hội này, tránh ảnh hưởng của từ trường dưới
lòng đất và sương từ để xuyên qua lỗ động của núi lửa chết, mượn lực đẩy
của dòng khí đối lưu, trượt xuống thẳng vực sâu hàng vạn mét. Do thời