MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 4: CỬU TUYỀN U MINH - Trang 79

của vòng tuần hoàn khép kín ấy đã không còn tồn tại, lão để lại cho hội anh
một ẩn số rối nùi như đống tơ vò.

hoatanhoano.wordpress.com

Lúc này, Hải ngọng đã lục soát khắp tử thi thêm một lần nữa, anh sờ thấy
một cuốn sổ ghi chép trong ống quần lão, cuốn sổ chỉ nhỏ bằng bàn tay, dày
tầm một phân, bìa bọc da thật vô cùng tinh tế, bên trong là loại giấy chống
ẩm rất bền. Anh liếc mấy cái rồi đưa cho Tư Mã Khôi và bảo: “Trên người
lão tặc này chẳng có tí lương khô nào cả, có mỗi cuốn sổ này, cậu xem dùng
được không?”

Tư Mã Khôi cầm cuốn sổ, lật vài trang, bên trong ghi chép dày đặc, tất cả
đều là tư liệu về tộc người Bái Xà cổ đại, không những vậy còn có rất nhiều
hĩnh vẽ về tượng thần, tô tem, ngoài ra ghim khá nhiều bản đồ và ảnh chụp,
thậm chí có cả sơ đồ phác họa về thiết kế của khinh khí cầu xuyên lòng đất.
Tất cả những bằng chứng ấy đủ chứng minh đây chính là cuốn nhật ký của
vị đội trưởng đội khảo cổ Ấn Độ lưu trú tại Pháp.

Tư Mã Khôi biết rõ tính quan trọng của cuốn sổ, nên anh lập tức trèo lên
khối pha lê cao nhất, tìm Thắng Hương Lân, đưa cho cô xem bên trong viết
những gì.

Thắng Hương Lân đọc lướt qua nội dung cuốn nhật ký, cô không kìm được
sự kinh ngạc và kỳ lạ, cô nói người cầm đầu đội thám hiểm xâm nhập tâm
Trái đất bằng khí cầu nhiệt từng là giáo sư hướng dẫn cho giáo sư Thắng
Thiên Viễn – cha cô, nội dung ghi chép bên trong vô cùng chi tiết. Cô chỉ
vào một trang cho Tư Mã Khôi xem, rồi bảo: “Anh xem, đây chính là tấm
bia bị chôn dưới lòng đất, vì chữ triện cổ triều Hạ bắt nguồn từ chữ Bái Xà,
cho nên hậu thế mới gọi tấm bia đá này là bia Vũ Vương, nói chính xác thì
lẽ ra phải gọi nó là bia đá của người Bái Xà mới đúng”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.