MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 4: CỬU TUYỀN U MINH - Trang 92

Trên một số vách đá vẫn còn lưu giữ được những bức tranh đá cổ từ mấy
ngàn năm trước, dường như đó là tô tem nguyên thủy của người Bái Xà.
Đội khảo cổ lấy những bức tranh đó làm ký hiệu và tiến dần về phía trước,
nếu chẳng may đi vào huyệt động không có bích họa thì cả đội quay đầu,
tìm đường đi lại, cứ như vậy họ liên tục di chuyển vòng quanh không biết
bao nhiêu lần qua các vết nứt địa máng, may mà trong tay còn có cuốn nhật
ký ghi chép các tư liệu về người Bái Xà để đối chiểu, họ lần theo những bức
tranh đá lúc có lúc không tiến sâu vào lòng núi, đó là lòng núi hoang phế
từng xảy ra sụt lún.

Mọi người bất ngờ chạm trán với dòng nhiệt lưu ở gần đó, nên đành phải
tháo chạy vào trong một di chỉ núi, cả hội vô tình nhìn thấy đường nét mờ
mờ khắc họa dung nhan thần Vũ Xà trên vách đá. Trong thể hệ thần thoại
của người Bái Xà, vị thần cai quản âm gian là con quái xà đầu người, đầy
đủ mặt mũi chân tay, lưng mọc lông chim, trên di tích nền văn minh Inca
Maya cũng tồn tại hình Vũ Xà tương tự như vậy, nhưng hình thái của nó
giống với rồng hơn và ý nghĩa tượng trưng cũng khác.

Trong bóng tối, Tư Mã Khôi ngẩng đầu và chỉ nhìn được phần cuối của
những bức phù điêu, điều đó cho thấy kích thước của bức phù điêu lớn cỡ
nào, cái miệng trên gương mặt người của thần Vũ Xà há rộng ngoác, bên
trong có cánh cửa đá lõm sâu, muốn thâm nhập vào bên trong huyệt động
thì phải mở lối ở đó.

Phía dưới lòng núi sụt lở không có lối đi, mọi người đành mò mẫm tìm
đường một hồi. Thấy phía trước là miếu thần – nơi chôn tấm bia đá của
người Bái Xà, thế là cả hội lấy hết thuốc nổ loại mạnh ra, châm ngòi dẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.