Lên bốn tuổi, con vẫn gầy gò ốm yếu khiến mẹ không yên tâm khi đi
làm. Và theo quan niệm của ông bà, bà ngoại nói rằng: đặt thêm cho con
một tên khác để gọi ở nhà cho dễ nuôi là Bống và phải đổi tay người nuôi
mới khác được. Mẹ đành gửi con cho bà ngoại chăm sóc vì bà mát tay nên
nuôi các bác và mẹ khỏe mạnh. Lúc ấy con đã từng nghĩ liệu có phải do
con ốm yếu quá nên mẹ không thương con, không muốn ở với con? Nhưng
không, mẹ dù bận bịu công việc và bươn chải nhưng vẫn gọi
điện thoại đều đặn cho con mỗi ngày, ngồi nghe những câu chuyện
ngây ngô của con và cũng đều đặn gửi những thang thuốc bổ nhưng đắng
cho con chữa bệnh mà có lẽ, nó cũng đắng như lòng mẹ cảm thấy lúc bấy
giờ vậy.
Thời gian thấm thoát trôi đi, con ngày càng khôn lớn, hết bệnh và
khỏe mạnh hơn, còn mẹ lại càng thêm lo toan, mệt mỏi. Hằng ngày dù trăm
công nghìn việc mẹ vẫn đều đặn đưa đón con đi học khắp nơi. Ngoài giờ
học chính ở trường, mẹ còn tìm các lớp học phát triển kỹ năng khác để cho
con có đầy đủ bản lĩnh và thích nghi với cuộc sống hiện tại. Từ một đứa trẻ
nhút nhát, thiếu tự tin ở mẫu giáo con đã là thành viên đội văn nghệ, là tay
trống trong đội nghi thức trường, là sao đỏ trong tất cả các năm học. Từng
bữa ăn giấc ngủ của con vẫn là duy nhất bàn tay mẹ tận tụy.
Cái ngưỡng tuổi sắp tròn bốn mươi đã mang đến cho mẹ những nếp
nhăn, vết nám, dấu chân chim hằn sâu nơi khóe mắt. Đôi bàn tay mềm mịn
ngày nào giờ đã thô ráp, gầy guộc vì phải làm việc quá nhiều. Mẹ lúc nào
cũng bận rộn quay cuồng trong công việc kiếm tiền để có thể lo cho con
một cuộc sống đầy đủ như bạn bè cùng trang lứa. Mẹ miệt mài dưới bếp
với những món ăn ngon. Mẹ tất bật dọn dẹp nhà cửa luôn sạch bóng để con
không bị bệnh. Mẹ pha cho con những cốc sữa ấm nóng khi con phải thức
khuya học bài hay những ly nước cam ngọt lịm mỗi khi con bị ốm.
Rồi chỉ một cơn sốt xoàng của con thôi nhưng cũng đủ khiến lòng mẹ
như lửa đốt, mẹ cứ luôn tay sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, điều