tư lệnh), tôi mới dám hỏi viên sĩ quan rằng ai đã sáng tác những câu thơ
đặc biệt ấy.
Viên sĩ quan nhỏm dậy, nhìn tôi xa lạ rồi hất hàm:
- Cậu quê đâu?
- Dạ Phú Thọ.
- Phú Thọ mà không biết Bút Tre nghĩa là sao? Lạc hậu chậm tiến bộ là
phải...
Trong tôi vụt sáng tia ký ức: Sự cảnh báo của người họ hàng năm xưa về
thứ thơ Bút Tre...
- Thưa thủ trưởng, Bút Tre là ai ạ?
Ngần ngừ chau mày hồi lâu, thủ trưởng đáp:
- Tất nhiên là nhà thơ... là... là... là... rất không bình thường. Ông ta có lẽ
là thiên tài mà cũng có thể là một thứ vớ vẩn nào đó. Không, Bút Tre là
thiên tài thật đấy, hiếm có ai lại biến mọi nghiêm túc đạo mạo thành hài
hước vui vẻ yêu đời đến thế mà vẫn không làm giảm ý nghĩa tuyên truyền
giáo dục hiện thực của vấn đề... Cậu còn trẻ, lại cùng quê với Bút Tre.
Đánh đấm xong mà còn sống trở về thì chắc suất gặp Bút Tre đấy... Trong
khía cạnh nào đấy, Bút Tre là một công dân đặc sắc không những của Đất
Tổ mà của cả nước...
Viên sĩ quan móc bao thuốc lẹp xẹp ném cho tôi một điếu, cười hinh hích
rồi thở dài nối bản: Anh đi công tác Ban Mê/ Thuột xong một cái lại về với
em...
Với tôi, mấy năm quân ngũ liền, mỗi dịp đọc thơ Bút Tre là một dịp
được giải thoát, an ủi cho mình và đồng đội. Hơn một lần tôi đã thầm cảm
ơn Bút Tre, nếu không có kiểu thơ ngộ nghĩnh, kỳ lạ ấy, thì chắc hẳn chúng
tôi đã phải chịu đựng không biết bao nhiêu buổi chiều nhạt tẻ tái tê.
2