MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 127

Nửa đêm con ngủ say rồi

Nàng dành nửa gối mong tôi trở về.

........................

Mắt em là chén rượu đầy

[10]

Để cho anh uống mà say suốt đời

Đành rằng có lúc đầy vơi

Trong nồng nàn vẫn không rời thương nhau

Thật thà không quen với câu chữ, nhịp điệu thơ ca chị Sình liền chê yêu:

Thơ anh đọc ngang như cua vặn vẹo như leo núi Tam Đảo vác củi.

Lâm Quý cười hì hì: "Mẹ mày hay nhỉ!"

Đang quẫn rối thì có lời hứa phía thượng nguồn sông Hồng của một quan

chức tỉnh Yên Bái vì mê thơ Lâm Quý đã mở cổng thành nghênh đón cả gia
đình nhà thơ lên định cư với ưu đãi thuận lợi. Ảo tưởng đổi thay khi chuyển
dịch địa chỉ sống thì cũng sẽ thay đổi được số phận. Lâm Quý đèo bồng vợ
con từ biệt Việt Trì lần ngược sông Hồng lên Yên Bái.

Một cuộc cách mạng ngược. Một ảo tưởng xã trưởng!

Yên Bái không hơn Việt Trì, vẫn là thành phố dang dở. Nông dân và

công nhân viên chức chưa mấy chuẩn bị làm thị dân. Ông vẫn là Ông của
những mộng mị thơ ca và mộng mị đời. Vẫn đàn con nheo nhóc thúc đòi ăn
học. Vẫn người vợ tảo tần mà vụng dại bán buôn. Phép màu không xảy ra,
cái được và cái mất chẳng rõ có bù trừ cho nhau.

Nhưng ở miền đất mới, cũng đông đúc người Cao Lan vĩnh cư, tài hoa

của Lâm Quý đang độ chín tiếp tục thăng hoa. Công trình dịch thuật "Xịnh
ca Cao Lan" ấp ủ từ Việt Trì được hoàn thiện gồm 1064 câu, chia ra 266
khổ. Cuộc sống xã hội Cao Lan xưa, được thể hiện qua cảm xúc tâm hồn
Cao Lan trước trước cảnh đẹp thiên nhiên, tình yêu lứa đôi với hình thức
hát đối giao duyên nam nữ. Một thiên sử ca về cuộc thiên di của tộc người
Cao Lan từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.