MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 135

Cả gia đình ngao ngán. Lê Quốc Tuấn không những là con trai duy nhất

của gia đình mà còn là người cháu đích tôn duy nhất của cả họ Lê - Hiền
Quan.

Trầm lặng lại càng trầm lặng hơn. Nửa đêm, cậu thức dậy một mình,

ngửa mặt lên trời hồi lâu, mím môi ứa nước mắt châm lửa đốt tập vở ghi
chép những bài thơ đã làm trong nhiều năm thơ dại.

- Con cần phải xuống Hà Nội xem người ta ôn thi như thế nào. Bố mẹ

hãy cho con xuống đó một thời gian…

Đó là câu đầu tiên Lê Quốc Tuấn nói với bố mẹ vào sáng hôm sau.

Nhưng Tuấn chỉ ở Hà Nội dăm ngày, đủ lướt qua các lò luyện thi. Đóng
cửa một mình trên gác, Tuấn điềm tĩnh an ủi người mẹ đang ái ngại thấy
con quyết định trở về nhà tự học:

- Bố mẹ hãy yên tâm. Năm nay con sẽ đỗ trường Đại học Ngoại giao.

Chỉ cần hãy tin con là đủ.

Đỗ điểm cao, học Ngoại giao một năm, Lê Quốc Tuấn thi tiếp trường

Ngoại thương. Cũng lại đỗ cao. Bố mẹ lại lo ngại cậu học một lúc hai
trường vất vả không đủ thời gian. Cậu đáp:

- Thời gian không chờ đợi ai cả mà con thì đã lỡ mất một năm. Con sẽ có

cách học riêng. Hiện giờ hai trường học lệch buổi sáng và buổi chiều.
Không vấn đề gì quá khó khăn. Nhưng ngay cả khi hai trường thời gian học
song trùng thì con sẽ lựa giữa hai lớp nghe giảng những môn cần thiết…

Thời gian này ngoài việc học tốt cả hai trường, Lê Quốc Tuấn tranh thủ

tự học thêm tiếng Trung, tiếng Pháp và thư pháp. Để thư giãn cậu vùi đầu
vào đọc sách. Dù biết các chị gái không quan tâm đến thư pháp, nhưng
Tuấn vẫn nhờ các chị hễ đi đâu mà thấy có bức thư pháp nào thì cố gắng
chụp ảnh lại cho cậu làm tài liệu. Tiềm lực kinh tế gia đình có thể lo chu
đáo nhiều nhu cầu khác cho Tuấn. Không coi đó là lợi thế, cậu rèn mình tự
học cách đi chợ, học nấu ăn lấy, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mà lại
bảo đảm chế độ dinh dưỡng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.