MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 133

- Cậu nên đọc đi. Lạ lắm, giọng điệu cổ điển mà hiện đại. Chữ xuất thần.

Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, vốn quen viết về nông dân, bùa ngải

Mường, không mấy khi khen thơ một ai cũng nấc lên chằng chặc như thạch
sùng búng lưỡi:

- Ai không đọc tập này thì thiệt thòi. Nhiều đám thơ trẻ đi vào tắc tị.

Nhưng Lãng Thanh thì không. Đọc cứ trào dậy cảm giác lạnh rợn lo lo…

Bình thường tôi vốn đã phải răm rắp nghe hai bậc trưởng thượng bản địa.

Tại sao lần này dại gì mà không tuân lời khuyến cáo văn chương tầm cỡ.
Tôi tin vào trực cảm người từng trải.

Và tôi đã bị Lãng Thanh - Lê Quốc Tuấn thuyết phục.

Mười một là hội Hương Nha

Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền...

Ngoài lễ hội Hùng Vương là lễ trọng đã có câu ca riêng, trong dân gian,

nghìn năm vẫn truyền tụng câu ca tôi vừa dẫn. Lãng Thanh - Lê Quốc Tuấn
sinh ra ở làng Hiền Quan, còn gọi là Song Quan, thuộc đất của Hai Bà
Trưng phong thưởng cho nữ tướng Thiều Hoa. Đây có thể nói là một trong
những làng, ấp đầu tiên hình thành cùng buổi khai sinh nước Văn Lang. Nó
nằm trên cánh cung nối hai đỉnh Nghĩa Lĩnh và Ba Vì.

Lễ hội Phết xuất phát từ nghi lễ chiến trận để ghi nhớ công lao nữ tướng

Thiều Hoa, sau biến thiên, còn bao hàm ý nghĩa cầu quốc thái dân an. Sau
mỗi cơn mưa lớn, thi thoảng người dân quanh vùng vẫn thấy trồi lên những
mũi tên, mũi dao đồng.

Cánh cò trắng muốt cắt đôi bầu trời.

[11]

Bầu trời bên trái che xuống mộ ông bà.

Bầu trời bên phải kéo cha me về ruộng đất quê tôi...

Song thân Lãng Thanh là người cùng làng, học chung trường, đều họ Lê

và cùng thoát ly công tác ở thành phố Việt Trì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.