MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 164

chức Hải quan mẫn cán. Mỗi thời mỗi khác, nhưng "cơm áo không đùa với
khách thơ" chắc không phải là lý do để níu Mai Văn Phấn ở Hải Phòng.

Trong một đối thoại, chàng tự bạch "Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng

quê hẻo lánh châu thổ sông Hồng (1955). Văn chương, tôi biết vẻn vẹn qua
sách giáo khoa phổ thông và một vài cuốn sách hiếm hoi. Thời ấy chúng tôi
thường ngâm ngợi hai bài thơ nổi tiếng là "Quê hương" của Giang Nam và
"Núi Đôi" của Vũ Cao…

…Bạn bè mê đọc thơ Xuân Diệu, nhưng tôi không thích lắm. Nếu trở lại

tuổi 18 (với tình cảm của người đàn ông chớm năm mươi như bây giờ), tôi
sẽ cố gắng tìm đọc thêm nhiều những bài thơ thuần khiết về thiên nhiên.
Hãy để cho lần nữa thiên nhiên dạy chúng ta cách yêu…"

Dẫu Mai Văn Phấn chẳng sinh nơi đây, nhưng hồn thơ nơi chàng thi sĩ

hào hoa lúc nào cũng mọng căng gió bốn biển. Chủ nhân của những câu thơ
có nhịp của vô nhịp. Nhịp sóng. Mỗi con sóng tự làm mới mình sau một lần
oằn mình vươn tới. Nhìn thấy bước sóng từ xa nhấp nhô, chuẩn bị đón nhận
sự va đập, nhưng ta vẫn giật mình. Ấy cũng là nét đặc trưng thơ Mai Văn
Phấn.

Phong vị Hải Phòng có trầm sâu của tinh tế Hà thành, có chân chất đằm

thắm sen nhãn khoai lúa của châu thổ sông Hồng và gân guốc vạm vỡ vầng
ngực thủy thủ trên mũi tàu hứng bão. Khí chất ấy, cũng hiện diện trong thơ
Mai Văn Phấn.

Bỗng ào đến những sinh viên. Lấp loáng phía sau họ là người đàn ông

bảnh bao, áo khoác mỏng màu café, quần bò ống đứng, đôi giày bệt đế
mềm. Một ấn tượng lịch lãm.

Tôi lại chăm chú với suất café chậm.

Mùa thu chấm xác lá phượng trên mặt bàn đá cẩm thạch loang ngấn café.

Trần Hòa Bình tiếp điện thoại của ai đó và than rằng lần này đến Hải

Phòng đã chớm thu. Hoa phượng tưng bừng náo động biển xanh trời xanh
đã thiếp ngủ trên cành thưa mất rồi. Và không gặp được Mai Văn Phấn…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.