MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 198

ra là ông no đòn rồi. Ngày xưa tôi cũng tam phen tứ phen mắc tội khinh cơ
quan. May mà lãnh đạo ngành ta bao giờ cũng biết dùng những người luôn
biết làm việc hiệu quả.

Hồi Bút Tre làm Trưởng Ty Văn hóa, Nguyễn Khắc Xương bỏ đi điền dã

hơn sáu tháng không ở cơ quan. Thông thoáng tự do như Bút Tre Đặng Văn
Đăng còn đã phải cho gọi Nguyễn Khắc Xương lên nhắc nhở. Bút Tre vỗ
bàn nghiêm giọng:

- Anh Xương, anh định bỏ cơ quan thật đấy à?

Nguyễn Khắc Xương nhũn nhặn:

- Vâng thưa ông. Tôi cũng định bỏ cơ quan thật, nhưng khi nghĩ đến

những bài thơ của Bút Tre mới sáng tác mà không được đọc ngay thì tôi
đành lại quay về với cơ quan.

Bút Tre khụt khịt chỉ còn biết pha nước và nói thêm "Ông xem liệu mà

lĩnh lương về cho chị ấy chứ!"

Những ngày đầu, ngành Văn hóa Phú Thọ đã có những người lãnh đạo

thực sự tri thức có tầm nhìn chiến lược như ông Trần Văn Liu, Bút Tre
Đặng Văn Đăng. Họ để Nguyễn Khắc Xương tự do lập kế hoạch, tự sưu
tầm điền dã khắp các vùng miền trong tỉnh, không vướng vào ba chuyện
hành chính. Họ quản lý bằng hiệu quả công việc của Nguyễn Khắc Xương.
Thành quả của cách quản lý đó chính là toàn bộ kho tàng Truyền thuyết
Hùng Vương, tục ngữ ca dao Vĩnh Phú và truyện kể đã được Nguyễn Khắc
Xương hệ thống hóa. Tới nay hệ thống hóa ấy vẫn còn nguyên tính khoa
học.

Không ít lần Văn phòng Ty Văn hóa Phú Thọ cứ phải bố trí phòng khách

tiếp đón những cô giáo, kỹ sư nông nghiệp, lâm nghiệp tự nhận là có quan
hệ với con trai trưởng nhà thơ Tản Đà và đang bị hậu quả nghiêm trọng.
Người ta cho gọi Nguyễn Khắc Xương đến đối chất. Nhiều cô vừa nhìn
thấy Nguyễn Khắc Xương đã ôm chầm lấy mà khóc nức nở. Sự thật chỉ vì
Nguyễn Khắc Xương quá đẹp trai, quá hào hoa, chỉ vì các cô quá mê thơ
Tản Đà. Và, khi điền dã sưu tầm tư liệu văn hóa dân gian, Nguyễn Khắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.