MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 25

- Mấy mươi năm trước, tôi là trại viên trại sáng tác văn học nghệ thuật

quân khu Việt Bắc mà Cầm Giang làm trại trưởng. Người thơ đã tặng tôi
một quyển sổ bìa giả da màu nâu và chiếc bút máy kim tinh... Anh ấy làm y
tá của nhà máy thép, đôi lần tôi cảm cúm đều len lén đưa thuốc chữa bảo
tôi uống... Mấy bài thơ tôi làm, tự anh ấy chép lại ngay ngắn, chân
phương...

Thì ra làm nhà thơ, đôi khi được người đời nhớ đến vì tấm lòng nhân hậu

chứ không phải những vần thơ đã viết. Và với câu chuyện của bà cụ, tôi
cũng nhớ một Cầm Giang đã gặp vào những năm 80...

Tư gia nhà thơ Bùi Đăng Sinh, lúc đó ngụ ở làng Thổ Tang, Vĩnh Tường,

một làng cổ nơi đỉnh tam giác đồng bằng Bắc bộ đã sinh ra Nguyễn Thái
Học, là nơi ghi dấu cuộc gặp của tôi với Cầm Giang. Trước đó, tiềm thức
tôi vẫn xác quyết Cầm Giang là người gốc Tây Bắc. Ông đang ở làng bản
nào Tây Bắc, ngẩn ngơ ngắm trinh nữ Thái tắm nơi suối vắng rừng hoang
mà làm thơ.

Hễ hình dung miền thơ Tây Bắc thì lại thấy miền hoa ban trắng hoa ban

hồng và nhớ ngay một giọng thơ Cầm Giang trong trẻo, hồn nhiên chân
thật đến nao lòng: Tôi nhớ vợ tôi lắm, xin anh về hai ngày. Tôi càng bắn
trúng Tây, vì tay có hơi vợ…

Cầm Giang tài hoa, đôn hậu bao nhiêu thì cũng lận đận bấy nhiêu.

Dường như để bù lại những lao lực, trầm thăng, cuộc đời dành cho nhà thơ
nhiều hơn người khác một chút, đó là tình yêu. Với tình yêu Cầm Giang có
được hương vị ngọt đằm nhất của nó và cũng không kém đắng cay.

Duyên phận bốn người đàn bà đa đoan với nhà thơ đã từng được nhà văn

Hoàng Quảng Uyên nói kỹ trong cuốn sách "Ẩn số Cầm Giang" nên tôi
không tiếp lạm bàn.

Người đàn bà thứ năm, bên cạnh bà Nguyễn Thị Kiên, người vợ thứ hai

ở thôn Khách Nhi xã Vĩnh Thịnh, Yên Lạc, Vĩnh Phúc, luôn là hai hình ảnh
song trùng, mờ chồng, đan xen trong miền thơ Tây Bắc của Cầm Giang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.