MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 274

thì Sao Mai đã xốc quần đi lại trong phòng như lên đồng, liếc mắt vào
mảnh bản thảo làm vì, lấy đà. Hắng giọng mấy lần tìm nhịp giọng đọc.

Sao Mai đọc văn mình, thơ mình như một diễn viên kịch hát trong cơn

thăng hoa. Tùy theo nội dung đòi hỏi mà hào sảng hay bi thương.

Tôi chưa kịp dứt liên tưởng và thưởng thức thì nhà văn đã kịp thời diễn

lại lần thứ hai. Bây giờ thì tôi mới có thể nghe rõ từng lời Sao Mai:

"Có phải tôi đi tìm khí hạo nhiên mới, hơi Đông nhiều hơn hơi Tây? Nó

ở vùng nào, quỹ đạo nào, hay mãi thiên hà xa xưa thấy? Nó đang đợi những
nhà văn học ngoại cảm, văn học ngoại cảm.

Bạn có giúp tôi chăng?"

[17]

Bốn mươi bảy từ trên có thể coi là slogan cho cả sự nghiệp văn của Sao

Mai. Ông hỏi chỉ để hỏi mà không kỳ vọng mình tìm được câu trả lời, và
cũng không dám đợi có ai trả lời.

Tất nhiên, tôi chỉ cảm nhận được những điều Sao Mai muốn hướng tới.

Là nhà văn xuất phát từ phố thị, dạy văn trường tư, tự để mình cuốn vào
các trận chơi thâu đêm tới sáng, mắc nghiện song hành đi làm Việt Minh, tự
cai vo, làm nông dân, mang vợ con đi kháng chiến. Hòa bình mọi người tìm
cách ở lại thị thành thì Sao Mai tình nguyện tái làm nông dân thêm lần nữa.
Lúc người ta cần nhà văn đi khẩn hoang miền Tây, Sao Mai tình nguyện đi
đầu.

Những năm chín mươi của thế kỷ trước, tôi may mắn được hai đại gia

tay chơi trong làng văn nghệ Việt Nam chiếu cố yêu mến bảo ban. Họ là
bạn thân của nhau.

Đó là họa sĩ Lưu Công Nhân - người gốc Dữu Lâu - Việt Trì xa quê gần

trọn đời mới trở về sống trong ngôi nhà của mẹ, nạp lại năng lượng thôn
làng Việt cổ mà vẽ. Đấy cũng là thời điểm Sao Mai chấp chính làm Phó chủ
Tịch Hội VHNT Phú Thọ. Tôi là chứng nhân những sớm mai toa những
buổi chiều moa của hai nghệ gia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.