MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 275

Lưu Công Nhân thì cô-nhắc Pháp, phô-mai Pháp, quần áo, bút máy, túi

da đeo bụng, kính cổ và đến cả cái đinh đóng khu tranh cũng mác Pháp.
Điệu bộ khoan thai, tủm tỉm, trầm lặng ngút lên cả một trời sang trọng.

Sao Mai thì rượu tự chế, lạc rang, chuối mật, khoai lang lùi bếp bày trên

báo cũ, quần áo xốc xếch, nửa Tây nửa ta có gì khoác nấy, tấp tểnh chuyển
hết chỗ ngồi này, lại đến chỗ ngồi kia, hoặc đi lại quay vòng giật cục như bị
buộc dây trong phòng.

Lưu Công Nhân trầm ngâm nói: "Trong mỗi nét vẽ có cả vũ trụ."

Sao Mai mơ màng: "Trong mỗi một chữ có một linh hồn."

Và, dĩ nhiên gia vị không thể thiếu trong câu chuyện của hai người đó là

những người đàn bà, đã yêu họ và được họ yêu, những người đàn bà đang
yêu họ, và họ đang yêu, và những người đàn bà đang chờ đợi họ ở đâu đó
phía trước.

Lúc đó tôi đã thầm so sánh: Lưu Công Nhân sang trọng như ông hoàng

đắc thế và biết chắc chỗ ngồi của mình chẳng bao giờ cập kênh.

Còn Sao Mai như một ông hoàng thất sủng nhưng tự tin, cốt cách không

kém sang trọng dù đôi chân chệch choạc trong đôi dép nhựa gia công tái
sinh không quai hậu, chiếc chuột gặm, chiếc hàn vá bằng đủ thứ nhựa khác
màu.

Lưu Công Nhân và Sao Mai, nổi tiếng ngang nhau. Nhưng điểm chung

của sự nổi trội ấy, dù đối cực, là thói ngông chơi trong đời sống.

Lưu Công Nhân trở về Phú Thọ rồi ra đi mang theo nỗi nhớ quê. Sao

Mai đến một lần rồi cũng sẽ ở mãi Phú Thọ làm quê.

Cả hai đều tạo ra thế giới của riêng mình. Nhưng cả hai đều trở thành

nhân vật báo chí ngay khi còn đang sống bởi cá tính đặc sắc của mình. Kể
từ ngày đổi mới, dễ đã có cả trăm bài báo viết về họ.

Nhân vật báo chí Sao Mai luôn được coi là tấm gương tử vì đạo cho nghề

văn và cả tài năng lãnh đạo gia tộc vật lộn giành giật cơm áo của đời
thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.