MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 313

- Nên giúp chú nhóc này, nó đang đói lắm. Em cũng làm đẹp bộ vó luôn

nhé!

Đợi thằng bé mang đồ ra gốc me tác nghiệp, tôi thắc mắc:

- Làm sao anh biết nó đói?

- Thì anh ngày bé cũng bị đói thường xuyên. Nhìn mắt nó mà xem, vàng

đục vì dịch mật tiết ra mà không có gì tiêu hóa, móng chân nó còn váng
phèn bưng biền.

Chiếc áo cộc khâu tay, vải thô như bố thế kia thì hẳn ở vùng sâu vùng xa

mới có. Chứng tỏ nó mới dạt lên thành phố...

Lúc tôi trả tiền đánh giày, anh móc ví dúi thêm cho cậu nhóc hai tờ hai

chục nữa.

- Con quê ở đâu?

- Ninh Thuận...

- Ba má con đâu?

- Má con mất hồi năm kia rồi. Trúng sét ngoài vườn thanh long...

Mắt kính mờ nhòa. Lặng hồi lâu anh mới đặt xuống lòng kéo vạt áo lau

lau. Lá me rắc vàng như vỏ trấu.

- Anh mồ côi mẹ tuổi lên sáu. Cảm giác mất mẹ lúc nào cũng trống vắng,

lạnh trước, lạnh sau, bơ vơ đến tận bây giờ em ạ. Dù cha anh là dân Tây
học cũng từng có của ăn của để, nhưng rồi... Năm mười ba tuổi anh đã chép
tay cuốn "Thời thơ ấu" bản tiếng Pháp của M.Gorki về nhờ bố dịch, ấy là
dấu ấn như một định mệnh ngày đầu đến với văn chương. Anh sớm quen
bắt cá mò cua, phu hồ, phụ bếp, kéo xe cải tiến chở gạch ngói xi cát, xách
hòm cắt tóc dạo để có tiền học. Rau muống quanh năm chấm muối riềng
mỗi bữa. Đêm đông nướng sắn, luộc khoai ngồi thấu sáng mơ chuyện văn.

Có vẻ như số phận đã định Trần Hoài Dương sớm mất mẹ để anh chăm

bẵm bênh vực cho bao nhiêu đứa trẻ thiệt thòi và xây cao một thế giới thần
tiên cho mọi em bé bằng những trang sách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.