con dân Việt như người mẹ đợi chờ tôi trở lại. Máu thịt gắn kết, nợ nần
không thể trả…
Thôi thì sông Thao
ta chậm mất rồi
cháy bỏng đấy nhưng cũng đành thua thiệt...
(Sông Thao)
Không, chẳng có ai là chậm cả, và cũng chẳng đi đâu mà thiệt nếu như
người đó trở về nguồn cội của mình Văn Công Hùng ạ.
Quả chò khô nơi Tây Nguyên có thiếu gì, nhưng tôi biết ông đã lặng lẽ
nhặt những trái chò khô trên núi Nghĩa Lĩnh, mang về làm quà cho con gái.
Nhặt một góc viên gạch vỡ từ bức tường đang trùng tu trên Đền Thượng
làm chèn giấy trên chiếc bàn sẽ có chồng bản thảo thơ. Vào cầu duyên cho
vợ mãi mãi yêu mình. Cầu bình an và tốt lành cho các con. Và…
Tôi đọc thơ ông. Ông đọc thơ người xưa "dòng xanh lẫn dòng đào…
dưới hợp một dòng trên chia ba ngác"
Có những tháng ngày Văn Công Hùng đã từng xao động suýt rời Tây
Nguyên. Với năng lực và bản lĩnh văn chương, báo chí vững chắc, bất kỳ tờ
báo lớn nào cũng sẵn sàng mở vòng tay nghênh đón. Vậy mà ông đã ở lại
Tây Nguyên, thành người Tây Nguyên ba mươi năm nay. Trước thắc mắc
ấy, thi sĩ có phong vẻ doanh nhân ấy mỉm cười, nụ cười vốn rất thoải mái
mọi lần, bỗng nhuốm vị liêu trai:
- Không phải niềm vui hay hạnh phúc mới có sức níu giữ con người đâu.
Sự gian khó, vất vả, nó cũng gắn kết con người. Mà số tôi - Văn Công
Hùng - hình như sướng quá không chịu được thì phải. Sướng quá mất tự
tin, như đa phần người Việt…
Cùng say tít cung mây
Cùng cười như chợ vỡ
Suốt một đời mang nợ