MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 73

- Chết cháu rồi, ban nãy cháu đã ngờ ngợ… bố cháu với bác là bạn học

phổ thông ngày xưa. Nhà cháu có bao nhiêu sách của bác, xem phim do bác
làm lần nào bố cháu cũng đi khoe cả khu phố… Cháu… cháu xin lỗi… xin
lỗi…

Yên vị ngồi ở nhà tôi, tưng tửng ông kể lại chuyện đó như chẳng có liên

quan gì đến mình.

- Lạ, cháu biết bác mà bác lại không biết cháu, là sao?

- Tôi đã từng ẵm nó ngày chim bằng hạt đỗ... Nhớ thừa ấy chứ. Nhưng

mình là bậc trên thì lúc nào cũng phải gìn giữ để con cháu nhìn vào mà noi
gương. Chứ dạy dỗ lắm lời nhiều lúc cũng là nước đổ đầu vịt...

Chưa mấy xa, tôi có dịp cùng ông và người bạn tâm giao của ông: Hà

Đình Cẩn về lại miền sơn nguyên biên viễn mà cả ba chúng tôi đều là lính
một thời máu lửa. Tôi làm lính viết văn phong trào, còn hai ông là phóng
viên xịn của báo Quân đội…

Mười ngày rong ruổi dọc biên giới, đến mỗi địa danh chiến sự cũ hai ông

bồi hồi nhắc lại những kỷ niệm bị pháo kích, bị thám báo mật phục, khoảng
cách sống chết đo bằng sợi tóc.

Trước khi rời Mèo Vạc, Hà Phạm Phú quyết định cả đoàn sẽ đi Xín Cái.

Nghe nói chúng tôi đi Xín Cái, cán bộ huyện Mèo Vạc khuyên ngăn không
nên mạo hiểm. Có thể vào đến nơi, nhưng quay ra thì không đơn giản.

Xín Cái là đồn biên phòng xa khuất và gian khó nhất của Hà Giang cách

huyện lỵ chừng năm mươi ki-lô-mét. Đường ngựa thồ, đá hộc, đá tảng ngổn
ngang như vừa qua trận lũ quét xoắn vặn giống lò xo vượt núi đá xếp nếp
trùng điệp. Đứng dưới chân đèo ngửa mặt lên thấy ngựa thồ hàng gõ móng
ngay trên đầu mình. Thi thoảng lại ầm ầm đá đất lở, bụi bay cuồng.

Vậy mà chúng tôi chỉ có chiếc MPV Jolie 2.0 bò với tốc độ 2km/h. Mặt

đường vừa lọt trục bánh xe, qua lớp mây mù ngang tầm tay với sông Nho
Quế như sợi chỉ rối. Chúng tôi thay nhau xuống vần đá lở, mở lối. Tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.