MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 76

quà các cụ cao tuổi hay đóng góp làm đường, tu sửa nghĩa trang, dựng chùa
ông nhất nhất tiên phong tâm nguyện.

- Mình cho quê hương một giọt nước thì mình nhận lại được cả một dòng

suối trong lành.

Ông mở rộng vòng tay thú nhận. Vâng tôi biết, chất liệu đời sống làng

Đan Hà đã làm móng nền cho bao thiên truyện của ông!

Chiếc xe việt dã hai cầu màu rêu đá vừa đủ hầm hố, trang thiết bị độ

thêm những tiện nghi xẻng công binh, bình lọc nước, tăng võng, bánh quy,
sữa tươi như là để hồi cố những tháng ngày làm phóng viên chiến tranh.

Hé cửa xe là ngây ngất thoang thoảng mùi nước hoa, chẳng rõ nước hoa

đàn ông hay đàn bà. Kiếm một căn phòng yên tĩnh ven biển hay trên núi
ngồi viết hùi hụi như lên đồng mươi ngày rồi lại rời đi nơi khác.

Có tiếng còi xe pí pom trước cổng nhà tôi.

Tiếng còi xe SUV hùng dũng. Tôi ngỡ ngàng nhìn ra, thì ra là đại ca Hà

Phạm Phú vừa bước xuống, vẫn hào hoa chừng mực khi chạm tới sự lãng
tử với chiếc áo cộc tay cổ ngắn buông khuy, kính trắng, cười.

- Bia Hà Nội chứ?

- Dạ. Có em nào không ạ?

- Nếu có em nào thì… thì…

Ngôn ngữ của ngón cái hất qua vai ông.

Đang phân tâm thì tôi đã thấy cuốn tiểu thuyết lịch sử dày cộm, nặng

trịch: Hai Bà Trưng còn thơm mực in chìa trước mặt.

- Tặng chú...

Lạ! Suốt ngày thấy Hà Phạm Phú rong chơi, vậy thì viết vào lúc nào nhỉ?

Và tôi bỗng ngộ ra một điều ở ông: Người nghệ sĩ không thể không hào
hoa. Nhưng hào hoa chừng mực đến độ đủ giàu có cho cuộc sống, để cống
hiến hết bổn phận đạt những thành tựu mà bất kỳ văn nghệ sĩ chân chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.