những tính chất mà gã nhạo báng tàn nhẫn đã phú cho chúng ta, nhờ gã đó
mà chúng ta làm chủ nhân của muôn vật.
- Khỉ lắm! - Raphaël la lên để ngắt lời. - Nếu cậu cứ tiếp tục tóm tắt như
vậy cậu sẽ viết nên bao nhiêu cuốn sách đấy! Nếu định trình bày hai ý đó
cho thích đáng thì tôi sẽ bảo cậu rằng con người làm hư hỏng mình bằng sự
vận dung lý trí và tinh luyện mình bằng sự dốt nát. Như thế là kết án mọi xã
hội đấy. Nhưng dù chúng ta sống với kẻ khôn ngoan hay chúng ta chết với
bọn điên rồ, phải chăng sớm muộn kết quả cũng thế mà thôi? Bởi vậy cho
nên bậc vĩ nhân trừu tượng hóa cái tinh hoa[3] xưa đã từng diễn đạt hai hệ
thống đó bằng hai tiếng: Carymary, Carymara [4]
- Cậu làm tôi nghi ngờ uy quyền của Thượng đế, bởi vì cái ngu của cậu
to hơn là quyền hành của Người. - Emile đáp. - Rabelais thân yêu của
chúng ta đã giải quyết có triết lý đó bằng một tiếng ngắn gọn hơn là
Carymary, Carymara: đó là có lẽ, từ đó mà Montaigne đã rút ra lời Ta biết
gì đây?[5] Thế mà những tiếng cuối cùng của khoa học luân lý này cũng chỉ
là lời thốt ra của Pyrrhon[6] đứng giữa điều thiện và điều ác, như con lừa
của Buridan[7] đứng giữa hai đấu thóc. Nhưng thôi, hãy gác lại cuộc bàn
cãi trường cửu đó, ngày nay nó đã kết thúc bằng có và không. Vậy thì cậu
nhảy xuống sông Seine để định lý cuộc thí nghiệm gì? Cậu có ghen với
chiếc máy thuỷ lực ở cầu Đức bà không?
- Chà! Ví bằng cậu biết rõ cuộc đời mình.
- A ha! - Emile kêu lên, - tôi đã không nghĩ rằng cậu tầm thường đến
thế, lời nói đó sáo lắm rồi. Cầu lại không hiểu rằng bọn chúng ta đều tự phụ
là đau khổ hơn mọi ngươi hay sao?
- Chà! - Raphaël kêu lên...
- Mà cậu chà một cách đến là khôi hài! Thôi nghe đây, một bệnh về tâm
hồn hay về thể xác bắt buộc cậu mỗi buổi sáng phải vận dụng gân cốt mà