MIẾNG DA LỪA - Trang 16

nhà hiện thực chủ nghĩa lớn. Yếu tố kỳ ảo còn giữ một vị trí quan trọng ở
đây sẽ ít dùng đến trong những tác phẩm sau này. Nhưng đối với độc giả
Pháp vào năm 1831, ngay trong Miếng da lừa cái căn bản nổi bật, vẫn là
bức tranh toàn diện xã hội Pháp dưới thời Louis - Philippe được khái quát
hóa với những tính cách điển hình của xã hội quý tộc - tư sản Pháp đương
thời và do bao nhiêu chi tiết chân thực sinh động, sắc nhọn tạo nên. Từ
quang cảnh sòng bạc ảm đạm bi đát ngay trong những trang đầu tiên đến
quang cảnh gian hàng đồ cổ đồ sộ uy nghiêm, huyền ảo tiếp theo sau, từ
không khí náo nhiệt, phức tạp và hỗn độn của phòng tiệc nhà Taillefer, hết
sức huy hoàng mà cũng nhơ nhớp đến cực độ, với bao nhiêu khách ăn đủ
hạng, mỗi người nói một thứ ngôn ngữ riêng thể hiện rõ rệt tính cách và cá
tính của từng người, cho đến những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa Raphaël với
các nhà bác học, các thầy thuốc, mỗi người tiêu biểu cho một xu hướng tư
tưởng khác nhau, có khi đối lập, của nền khoa học và học thuật đương
thời... tất cả là những chi tiết hết sức phong phú tạo nên cái môi trường xã
hội hiện thực một cách sắc nét để hình thành và phát triển có quy luật tính
cách của những nhân vật chủ yếu kể trên, đặc biệt là của Raphaël de
Valentin.

Cho nên không lấy làm lạ rằng tiểu thuyết Miếng da lừa là tác phẩm đầu

tiên làm cho Balzac nổi tiếng bước lên địa vị một nhà văn lớn. Cũng không
lạ rằng nó đã được các văn hào thế giới cỡ lớn hết sức hâm mộ kể từ Goëthe
cho đến M. Gorki. Và cho tới nay, nó vẫn là một tác phẩm được rất nhiều
độc giả khắp các nước hoan nghênh.

TRỌNG ĐỨC

Chú thích

[1] Trong cuốn tiểu thuyết Lão Goriot (Nhà xuất bản Văn học, 1967) ra

đời năm 1834 (sau Miếng da lừa), Balzac kể lại thời kỳ Rastignac mới lên
Paris và được giáo dục bước đầu như thế nào trong cái xã hội quý tộc - tư
sản Paris.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.