MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 133

SỰ NGUY HIỂM CỦA NHỮNG LỜI KHEN VÀ VIỆC DÁN NHÃN

TÍCH-CỰC

Nếu chúng ta có sẵn những tiềm năng để thành công, thì làm thế nào để ta
tin vào những tiềm năng đó? Làm thế nào để người ta có đủ tự tin để phát
huy tiềm năng đó? Khen ngợi năng lực của họ để họ cảm thấy họ có thể
thành công ư? Thực tế, hơn 80% số cha mẹ nói rằng việc khen ngợi trẻ con
là thực sự cần thiết để nuôi dưỡng sự tự tin và gieo mầm cho thành công.
Suy nghĩ đó nghe có vẻ rất hợp lý.

Nhưng rồi chúng ta bắt đầu lo lắng. Thử nghĩ về việc những người

có Tư Duy Cố Định vốn dĩ đã rất quan tâm tới năng lực của họ: “Tôi có đủ
giỏi không?” “Trông mình có thông minh không?” Chẳng phải việc ngợi
khen năng lực của ai đó lại càng bắt họ tập trung hơn vào chúng hay sao?
Chẳng phải lời khen truyền tải thông điệp tới họ rằng chúng ta trân trọng
và, tệ hơn thế, là đang đánh giá những năng lực tiềm ẩn của họ dựa trên
những gì họ làm được sao? Đó chẳng phải là đang dạy họ Tư Duy Cố Định
sao?

Adam Guette, nhà soạn nhạc người Mỹ từng được gọi với những

biệt danh như Hoàng tử hay Người cứu rỗi sân khấu nhạc kịch. Ông là cháu
của Richard Rogers, người từng viết những bản nhạc kịch kinh điển như
Oklahoma!Carousel. Mẹ của Guette luôn tự hào khoe về tài năng của
con trai cô. Ai cũng vậy. “Tài năng của anh ta thực sự tỏa sáng” – một bài
nhận xét trên báo The New York Times. Câu hỏi ở đây là, liệu những lời
khen như vậy có khích lệ mọi người hay không?

Ưu điểm của việc nghiên cứu là bạn có thể đặt ra những câu hỏi như

vậy và đi khảo sát mọi người. Chúng tôi đã tiến hành những cuộc khảo sát
như vậy với hàng trăm học sinh, phần lớn đang trong độ tuổi dậy thì. Đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.