Trong công ty, Iacocca cũng không còn là một nhà lãnh đạo nữa.
Ông đã trở thành một kẻ biệt lập, một kẻ chuyên chế nhỏ nhăn, hay trừng
phạt cấp dưới, giống như những gì ông đã miêu tả về Henry Ford. Không
những ông sa thải những người quan trọng với ông, ông còn không quan
tâm tới việc thưởng cho những nhân viên đã cống hiến rất nhiều cho công
ty. Ngay cả khi công ty đạt được rất nhiều lợi nhuận, ông cũng không có ý
định chia sẻ chúng cho nhân viên. Lương của họ vẫn thấp và điều kiện làm
việc của họ vẫn nghèo nàn. Vậy nhưng ngay cả khi Chrysler đang ngập
trong khó khăn, Iacocca vẫn giữ một lối sống xa hoa. Ông đã dùng 2 triệu
đô để nâng cấp tòa biệt thự của ông ở Waldorf, New York.
Cuối cùng, khi vẫn còn đủ thời gian để cứu lấy Chrysler, ban giám
đốc điều hành quyết định dần đào thải Iacocca. Họ cho ông một khoản
lương hưu đáng kể, định làm mờ mắt ông về nhiều cơ hội sở hữu chứng
khoán, và vẫn cho ông những lợi ích doanh nghiệp hấp dẫn. Nhưng ông đã
bị cơn giận dữ lấn át, nhất là khi ông thấy người tiếp quản công ty ngay sau
ông đã điều hành công ty rất tốt. Vì thế, với mục đích muốn lấy lại ngai
vàng, ông đã tham gia vào một vụ thôn tính với tâm ý thù địch, một vụ mua
bán gây nguy hiểm cho tương lai của Chrysler. Với nhiều người, việc
Iacocca đặt cái tôi của ông lên trước thành công của công ty là điều không
phải bàn cãi.
Iacocca sống với Tư Duy Cố Định. Mặc dù xuất phát điểm của ông
là tình yêu với ngành công nghiệp ô tô và những phát kiến vĩ đại, khao khát
phải chứng tỏ của ông bắt đầu trở nên to lớn hơn, dần dần giết chết sự vui
thú và dập tắt sự sáng tạo trong ông. Thời gian trôi qua, ông dần trở nên
không còn muốn cạnh tranh nữa. Ông bắt đầu dùng tới những vũ khí kinh
điển của một Tư Duy Cố Định – đổ lỗi, viện cớ, và sự dè dặt của các nhà
phê bình và đối thủ.
Và, cũng giống như những trường hợp có Tư Duy Cố Định khác,
chính bởi những “vũ khí” ấy, Iacocca đã đánh mất đi sự công nhận mà ông