Iacocca luôn giả vờ ba hoa về tinh thần đồng đội, sự quan trọng của
những nhân viên cấp dưới, và những điều nhỏ nhặt khác. Albert Dunlap
còn không thèm làm điều đó: “Nếu bạn đã vào thương trường, bạn chỉ cần
quan tâm tới một việc duy nhất – kiếm tiền.”
Ông tự hào kể lại một sự việc xảy ra tại một buổi gặp mặt nhân viên
ở Scott Paper. Một người phụ nữ đứng dậy và hỏi: “Giờ đây công ty đang
phát triển rất tốt, có lẽ chúng ta nên mở lại các quỹ từ thiện chăng?” Ông
trả lời “Nếu cô muốn tự bỏ tiền túi ra để tiền thiện thì đó là việc của cô, và
tôi ủng hộ việc đó. Nhưng công ty là phải kiếm tiền… nói ngắn gọn, câu trả
lời là: Không!”
Tôi không phủ nhận kinh doanh là để kiếm tiền, nhưng điều tôi
muốn hỏi ở đây là: Tại sao Dunlap lại quá tập trung vào nó như vậy?
Theo lời của ông, đó là vì “Tạo ra dấu ấn với thế giới là trọng tâm
của sự tự tin đối với tôi, giống như một đứa bé cố chứng tỏ rằng nó xứng
đáng được yêu thương vậy… Tới tận ngày hôm nay, tôi vẫn muốn làm điều
đó hết lần này tới lần khác.” Và nếu ông phải chứng tỏ bản thân mình, ông
cần có một thước đo nào đó. Sự hài lòng của nhân viên hay trách nhiệm với
cộng đồng hay các quỹ từ thiện chưa phải là những thước đo đủ lớn. Sự vĩ
đại của ông không thể bị tóm gọn lại bằng một con số được. Và ông đã
chọn lợi nhuận của cổ đông để thể hiện giá trị của mình.
Chính ông từng nói, “Thuật ngữ được nghe thấy nhiều nhất trong
các cuộc họp hội đồng ngày nay là stakeholder”. Thuật ngữ này bao gồm
các nhân viên, cộng đồng, và các công ty khác, ví dụ như nhà cung cấp, có
liên quan tới công ty.
Dunlap không quan tâm tới sự phát triển về mặt lâu dài
.
Việc thực
sự tìm hiểu về một công ty và tìm ra cách giúp nó phát triển không dạo lên
trong ông khúc tráng ca của một người hùng. “Dần dần, tôi đi tới đâu cũng