Ken Lay, người sáng lập công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, CEO
của Enron, tự nhận mình có tầm nhìn rộng lớn. Theo Bethany McLean và
Peter Elkind, tác giả của cuốn sách The Smartest Guys in the Room (tạm
dịch: Những chàng trai thông minh nhất lớp), Lay xem thường chính
những người giúp công ty vận hành trơn tru, giống như một vị vua khinh
thường những người hầu của mình vậy. Ông xem thường Rich Kinder, chủ
tịch của Enron, người đã rất vất vả để đảm bảo công ty luôn đạt được
những chỉ tiêu đề ra. Kinder là người giúp cho Lay được sống một lối sống
xa hoa. Kinder cũng là người duy nhất trong ban quản trị luôn đặt ra những
câu hỏi như “Liệu chúng ta có đang ngủ quên trên chiến thắng không?”
Nhiệm kỳ của Kinder có hạn. Nhưng bằng sự sáng suốt và tinh anh
của mình, khi ông rời đi, Kinder đã sắp xếp để mua lại một thứ vô cùng giá
trị của Enron – những đường ống điện, thứ tài sản mà Enron chưa bao giờ
thèm ngó ngàng tới. Tới giữa năm 2003, công ty của Kinder đã có giá trị thị
trường lên tới 7 tỉ đô la.
Ngay cả khi Lay chỉ biết mỗi bản thân mình và chăm chút cho lối
sống vương giả của mình, ông vẫn muốn được mọi người xem là một người
“tốt và biết nghĩ cho người khác” với một sự tôn trọng và đạo đức đáng
ngưỡng mộ. Khi Enron đang “hút máu” người tiêu dùng, ông vẫn viết thư
cho nhân viên “Tàn nhẫn, vô cảm, kiêu ngạo, những thứ đó không thuộc về
công ty này… Chúng ta làm việc với khách hàng và đối tác theo cách cởi
mở nhất, trung thực nhất, chân thành nhất.” Cũng giống như Iacocca và
những người khác, vẻ bề ngoài – thường là khi bị nhìn bởi phố Wall Street
(để thu hút nhà đầu tư) – là điều quan trọng nhất. Còn thực tế ra sao không
cần quan tâm.
Ngay cạnh Lay khi đó là Jeff Skilling, người kế nhiệm Rich Kinder
vào chức chủ tịch và COO (Giám đốc Điều hành) và sau đó là CEO (Tổng
giám đốc). Skilling không chỉ thông minh, mà còn được những người khác