nhận xét là “người thông minh nhất tôi từng gặp”, “một trí tuệ siêu phàm”.
Tuy nhiên, ông lại dùng trí tuệ tuyệt vời đó để uy hiếp người khác. Ông
thường xuyên nghĩ mình thông minh hơn người, ông đối xử với mọi người
xung quanh rất hà khắc. Và bất cứ ai không đồng
ý
với quan điểm của ông đều bị ông cho là “ngu dốt”. Khi một vị giám đốc
điều hành khác, một người có những kĩ năng quản lý tuyệt vời, được yêu
cầu giúp đỡ Skilling
khi ông đang trong giai đoạn khó khăn, Skilling coi thường người ấy: “Ron
thật là đần độn”. Khi những nhà phân tích tài chính hay những thương nhân
phố Wall yêu cầu Skilling đưa ra những lời giải thích rõ ràng hơn, ông đối
xử với họ như thể họ là những kẻ ngu dốt. “Giải thích như vậy là rõ quá rồi
còn gì. Làm sao mà các ông lại không hiểu được cơ chứ?” Phần lớn những
lần như vậy, những người phố Wall, để giữ thể diện, đành giả vờ rằng họ
hiểu chúng.
Với sự trí tuệ của mình, Skilling có một niềm tin mãnh liệt vào
những ý tưởng của mình. Ông tin tưởng chúng tới nỗi ông thậm chí còn cho
rằng Enron đã có thể có được lợi nhuận khi ông và đội ngũ của ông mới chỉ
nghĩ ra ý tưởng tạo ra lợi nhuận. Đây là sự phát triển mang tính cực đoan
của Tư Duy Cố Định: Sự thiên tài của tôi không chỉ định nghĩa và minh
chứng cho bản thân tôi. Nó còn định nghĩa và là minh chứng cho cả công
ty. Nó là thứ tạo ra giá trị. Sự thiên tài của tôi chính là lợi nhuận.
Và trong thực tế, đó là cách Enron vận hành. Theo những gì
McLean và Elkind tìm được, Enron đã khai trước “hàng triệu đô la lợi
nhuận cho một doanh nghiệp trước khi nó tạo ra được một đồng trong
doanh thu thực tế.” Đương nhiên, sau mánh khóe đó, không ai nghĩ tới việc
cố gắng đẩy doanh thu thực tế lên. Việc đó quá tầm thường. Vì vậy, thường
thì lợi nhuận thực sự đã không xảy ra. Nếu thiên tài đồng nghĩa với lợi
nhuận, thì việc Enron luôn có những vụ cạnh tranh nội bộ tiêu tốn tới hàng